Chuỗi ngày buồn của tiêm kích hạm MiG-29K khi hải quân Nga không còn tàu sân bay
Trong lúc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov chưa hẹn ngày quay trở lại hạm đội, các máy bay chiến đấu thuộc biên chế của nó đành phải luyện tập trên đất liền.
Tường tận siêu tiêm kích Su-57E mà Việt Nam có thể mua / Trung Quốc "bẻ khóa" thành công tiêm kích đa năng Su-30MK2, hướng tới Su-35SK
Chiếc MiG-29K được hải quân Nga sử dụng với vai trò thay thế dần dần cho Su-33, ưu thế của chiến đấu cơ hạng nhẹ tỏ ra phù hợp hơn khi triển khai trên một tàu sân bay 65.000 tấn không có máy phóng.
Ban đầu Su-33 dự định sẽ là máy bay chiến đấu cho tàu sân bay cỡ lớn thuộc dự án 1143.5, con tàu có đường cất hạ cánh kiểu sàn phẳng và tích hợp máy phóng hơi nước.
Sau khi Liên Xô tan rã, Sukhoi đã sản xuất 26 chiếc Su-33 để biên chế cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, tạo thành trung đoàn không quân độc lập số 279 của hạm đội phương Bắc đóng quân tại Murmansk.
Tuy nhiên, vấn đề hiện tại với Su-33 là tuổi đã cao, khi chiếc cuối cùng xuất xưởng vào năm 1999. Mặc dù Sukhoi đang tiến hành nâng cấp nó bao gồm cả việc thay thế động cơ AL-31F-M1, tích hợp hệ thống ngắm ném bom SVP-24-33...
Bên cạnh đó, khung vỏ máy bay cũng được sửa chữa lớn và tích hợp thêm hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Vào cuối năm 2016, Su-33 cùng MiG-29K đã có mặt tại Địa Trung Hải để tham gia vào cuộc tấn công phiến quân tại Syria.
Khi tác chiến bên cạnh Su-33, MiG-29K đã phần nào chứng tỏ được năng lực của mình, dẫn đến quyết định của Bộ Quốc phòng Nga là mua sắm 20 chiếc MiG-29K cùng 4 chiếc phiên bản huấn luyện MiG-29KUB.
Máy bay được lắp động cơ RD-33MK mạnh mẽ, radar mảng pha quét chủ động Zhuk-ME mới có thể dẫn bắn cho tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến R-77 và tên lửa đối hạm Kh-35UE.
Tuy vậy MiG-29K cũng bị nhận xét có một số nhược điểm như tầm hoạt động và tải trọng vũ khí mang theo không được như Su-33, một chiếc đã bị rơi xuống biển trong quá trình tham chiến tại Syria do không đủ nhiên liệu bay vào bờ khi trên tàu có sự cố.
Ngoài ra tiềm năng hiện đại hóa của Su-33 vẫn còn rất lớn, nếu được tích hợp động cơ AL-41F1S, radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis thì tính năng của nó sẽ chẳng thua kém gì Su-35S.
Do vậy nhiều khả năng trong tương lai Nga sẽ không thay thế hoàn toàn Su-33 bằng MiG-29K như dự định ban đầu, bởi việc mang được nhiều máy bay hơn chưa bù đắp được nhược điểm về tầm hoạt động.
Thậm chí nhiều chuyên gia quân sự đánh giá việc hải quân Nga đặt hàng một lô MiG-29K chỉ là động thái nhằm thuyết phục Ấn Độ hãy mua thêm nhiều chiến đấu cơ loại này để trang bị cho các hàng không mẫu hạm tương lai.
Nhưng tình hình đang trở nên xấu dần khi không quân hải quân Ấn Độ phàn nàn rằng những chiếc MiG-29K mà họ đang vận hành gặp rất nhiều lỗi kỹ thuật cũng như hiệu năng tác chiến không được như quảng cáo.
Triển vọng của tiêm kích hạm MiG-29K vì vậy đang trở nên ngày càng u ám, nó vẫn phải trải qua chuỗi ngày buồn kéo dài chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Theo Bạch Dương/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Truyền thông Nga vừa đăng tải chùm ảnh về hoạt động huấn luyện tác chiến trên đất liền của tiêm kích hạm MiG-29K, sở dĩ điều này xảy ra là bởi tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vẫn đang "đi nghỉ dài hạn".