Chuộng "hàng nhái", Trung Quốc thẳng tay "vứt" hết Su-27 chính hãng
Với việc sản xuất thành công tiêm kích đa năng J-11 giống hệt và có tính năng tương đương, Trung Quốc dường như đã loại bỏ gần hết lô máy bay Su-27 mua của Nga từ đầu những năm 1990.
'Soi' 10 máy bay chiến đấu kinh điển của không quân trên thế giới / Israel không kích Syria, chặn máy bay không người lái “sát thủ” của Iran
Trong ảnh, tiêm kích Su-27 số hiệu 08 đã bị tháo dỡ toàn bộ thiết bị đang được "dẫn giải" về nơi "an nghỉ cuối cùng". Điều đáng nói, chiếc này nằm trong lô 24 Su-27 ký mua ngày 14/6/1990 từ Liên Xô, đến thời điểm bị loại biên năm 2009 nó mới chỉ bay 19 năm - được 1/2 vòng đời, sau giai đoạn này thông thường người ta sẽ tiến hành đại tu tăng hạn và có thể sử dụng tiếp thêm 15-20 năm nữa trước khi phải loại bỏ. Nguồn ảnh: china-defence
Thế nhưng, thay vì đại tu tăng hạn – điều mà công nghiệp quốc phòng Trung Quốc năm 2009 có thể thừa sức thực hiện, họ lại thẳng tay loại bỏ nó. Ngoài chiếc 08, có khả năng phần lớn lô 24 máy bay Su-27 đầu tiên của Trung Quốc chắc giờ đã ở “bãi rác”. Nguồn ảnh: china-defence
Quyết định “lãng phí” này được cho là có thể liên quan tới việc Trung Quốc sau nhiều nằm đã sao chép thành công tiêm kích Su-27 và tạo ra mẫu máy bay chiến đấu đa năng tương đương J-11A, hay thậm chí là tuyên bố cải tiến vượt trội J-11BS, J-16. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tiêm kích đa năng chiếm ưu thế trên không J-11 do Công ty máy bay Thẩm Dương phát triển từ cuối những năm 1990. Ban đầu, Trung Quốc "chịu chơi" mua giấy phép sản xuất 104 chiếc Su-27SK của Nga cùng các linh kiện theo kèm và được chấp thuận đặt tên riêng là J-11A. Nguồn ảnh: Airliners.net
Sau khi "học hỏi và từng bước sao chép lại từng bộ phận", đến khi "đủ lông đủ cánh", từ chiếc thứ 105 trở đi, Trung Quốc sản xuất J-11 không phép và can thiệp sâu vào phần cứng, nội địa hóa phần lớn linh kiện, thay thế mọi thứ trên máy bay Su-27 của Nga sang hàng Trung Quốc. Đó là cơ sở hình thành phiên bản J-11B được Trung Quốc tự hào là vượt trội hơn nhiều so với Su-27SK. Nguồn ảnh: Airliners.net
Từ thế hệ J-11B, tính tới nay, Trung Quốc sản xuất thêm hơn 150 chiếc máy bay mang hình dáng hệt như Su-27 mà không có giấy phép từ Nga. Thậm chí, có thời điểm họ tiến hành rao bán J-11 với giá rẻ hơn Su-27, nhưng trước áp lực dữ dội từ Nga, Bắc Kinh phải lùi bước và chỉ dám rao bán các loại máy bay tiêm kích J-10 nhưng hiện chưa có hợp đồng nào. Nguồn ảnh: Wikipedia
Từ J-11, Trung Quốc phát triển sâu và mở rộng thêm "chi nhánh mới" và tự tạo ra cho mình “gia đình” con ngay bên cạnh “gia đình huyền thoại Su-27” mà Moscow chẳng có thể làm được gì ngoài việc “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì lỡ tay “trao trứng cho ác”. Nguồn ảnh: Jetphotos
Trong ảnh là phiên bản nội địa hóa hoàn chỉnh Su-27SK mang tên J-11B, thậm chí động cơ turbofan AL-31F "thần thánh của Nga" cũng bị thay thế bằng Thái Hành WS-10A do Trung Quốc phát triển. Nguồn ảnh: Jetphotos
Khoảng năm 2012, Trung Quốc tiếp tục đưa vào biên chế phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi của J-11B mang tên J-11BS. Nó tương đương với dòng Su-27UBK nhưng được cho là có hệ thống điện tử tốt hơn. Nguồn ảnh: Jetphotos
Trên cơ sơ phiên bản J-11B của không quân, Thẩm Dương năm 2010 giới thiệu mẫu J-11BH dành cho hải quân. Ước tính 48 chiếc được chế tạo tới tháng 2/2014, ngoài ra còn một lượng nhỏ bản 2 chỗ ngồi J-11BSH. Nguồn ảnh: 81.cn
Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển phiên bản J-11D tích hợp hệ thống radar mạng pha chủ động, nâng cấp hệt hống lái, cải thiện hệ thống chiến tranh điện tử, tích hợp động cơ turbofan Thái Hành WS-10A đáng tin cậy hơn. Nguồn ảnh: Sina
Cũng bắt chước Nga từ nền tảng Su-27 phát triển các dòng máy bay mới như Su-33, Su-34, Su-35, Su-30. Trung Quốc cũng dùng nền tảng J-11 phát triển thành công tiêm kích hạm J-15 có kiểu dáng tương tự Sukhoi Su-33 và trang bị chúng cho tàu sân bay Liêu Ninh và Type 001A. Nguồn ảnh: Wikipedia
Từ J-11BS, Trung Quốc hiện phát triển thành công tiêm kích đa năng J-16 tương đương với Su-30MKK mua của Nga. Loại này trang bị động cơ Thái Hành WS-10B, có khả năng tên lửa hành trình, bom thông minh, ước tính 50 chiếc đã được sản xuất từ 2012 đến nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Thật vậy, theo mạng quân sự Trung Quốc, từ cách đây 10 năm, Không quân Trung Quốc bắt đầu việc “sa thải ồ ạt”, “rã làm sắt vụn” lô máy bay tiêm kích Su-27 mua của Nga còn chưa hết vòng đời sử dụng. Nguồn ảnh: china-defence