Quốc tế

Chuyên gia bình luận nóng về đòn đánh phương Tây chặn siêu thanh

Theo Boris Rozhin, nỗ lực của châu Âu sở hữu hệ thống phòng thủ đối phó vũ khí siêu thanh trong 3 năm tới không thể thành công.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 4/7 / Quân sự thế giới hôm nay (5/7): Tàu sân bay Kuznetsov của Nga trở lại hoạt động vào cuối năm 2024

Đánh giá được ông Boris Rozhin, chuyên gia quân sự tại Trung tâm báo chí quân sự và chính trị Nga đưa ra sau khi xuất hiện thông tin liên doanh Anh - Pháp đang phát triển một hệ thống đánh chặn có khả năng hạ gục tên lửa siêu thanh.

>> Xem thêm:Il-22PP - Máy bay tác chiến điện tử 'hàng hiếm' của Nga

"Việc phát triển và đưa vào vận hành hệ thống tên lửa đánh chặn siêu thanh trong vòng 3 năm tới của châu Âu sẽ không thể thực hiện", ông Boris Rozhin nói.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu vũ khí siêu thanh và Mỹ có thể có được tên lửa siêu thanh của riêng họ trong vòng hai hoặc ba năm nữa.

Những hệ thống phòng thủ hiện tại bị cho là không đủ sức đánh chặn tên lửa siêu thanh.

Những hệ thống phòng thủ hiện tại bị cho là không đủ sức đánh chặn tên lửa siêu thanh.

Nhưng cho đến nay, không có hệ thống phòng thủ nào có khả năng chống lại hiệu quả mối đe dọa như vậy dù đó là châu Âu hay Mỹ.

>> Xem thêm:Tàu tên lửa Karakurt sẽ sớm trở thành khí tài chủ lực của Hải quân Nga?

"Chỉ với 3 năm để cho ra đời và đưa vào trang bị một chương trình về hệ thống đánh chặn vũ khí công nghệ cao như siêu thanh là gần như không thể do nhiều nguyên nhân khác nhau", chuyên gia Boris Rozhin nhấn mạnh.

Ngay trước khi ông Boris Rozhin đưa ra nhận định nói trên, nhà sản xuất tên lửa châu Âu MBDA (công ty một phần thuộc sở hữu của Tập đoàn công nghệ quốc phòng lớn nhất của Anh BAE Systems) tiết lộ, có kế hoạch trong 3 năm sẽ phát triển hệ thống phòng thủ để chống lại vũ khí siêu thanh.

 

>> Xem thêm: Ukraine loay hoay tìm cách vượt bãi mìn và đối phó trực thăng sát thủ của Nga

Công ty có các thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn đầu với Pháp, Italy, Đức và Hà Lan để trong vòng 3 năm tới nghiên cứu chế tạo ra một nguyên mẫu của hệ thống nói trên.

Giám đốc điều hành MBDE Eric Beranger cho hay: "Hệ thống phòng thủ có thể được triển khai trên toàn châu Âu để bắn hạ các tên lửa di chuyển với tốc độ 11.000 km/h".

Trước đó, công ty quốc phòng Rafael Advanced Defense Systems của Israel cũng đã thông báo về chương trình phát triển hệ thống phòng thủ công nghệ cao được thiết kế để đánh chặn vũ khí siêu vượt âm.

Lãnh đạo công ty Yuval Steinitz nói rằng hệ thống này dựa trên một công nghệ chưa từng có trên thế giới.

 

>> Xem thêm:Nga lộ điểm yếu phòng thủ, Ukraine "vỡ mộng" sau cuộc phản công

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada trước đó cũng cho biết Tokyo và Washington đang thảo luận về khả năng cùng hợp tác phát triển các hệ thống đánh chặn vũ khí siêu thanh.

Vũ khí siêu thanh là loại vũ khí di chuyển với tốc độ tối thiểu lớn đạt Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh). Với khả năng di chuyển nhanh chóng, linh hoạt hơn nhiều so với vũ khí thông thường, vũ khí siêu thanh khó bị phát hiện và đánh chặn, tạo thách thức lớn đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.

Giới quân sự phương Tây cho rằng, vũ khí siêu thanh có độ chính xác cao và khả năng di chuyển nhanh chóng sẽ giúp các nước tăng cường đáng kể năng lực quân sự.

Do đó, việc phát triển vũ khí siêu thanh và khả năng đối phó loại vũ khí này từ đối thủ là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm