Chuyên gia: Lầu Năm Góc “hoảng hồn” khi chứng kiến Nga phóng tên lửa diệt vệ tinh
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên uy lực đến độ nào? / Nhật Bản phát triển tên lửa siêu thanh 'dành riêng' cho tàu sân bay Trung Quốc
Ngày 18/4, chia sẻ trên tờ GosNovosti, nhà bình luận quân sự Viktor Baranets cho biết các vụ thử tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất (DA-ASAT) của Nga đã khiến Lầu Năm Góc và giới chức Nhà Trắng vô cùng lo lắng.
Theo chuyên gia Baranets , Bộ Tư lệnh Vũ trụ thuộc Quân đội Mỹ “đã bị sốc” trước các vụ thử tên lửa DA-ASAT mà Nga thực hiện hôm 15/4 vừa qua.
“Việc Nga phóng thử tên lửa chống vệ tinh trực tiếp là một ví dụ nữa cho thấy mối đe dọa đối với các hệ thống của Mỹ và đồng minh trên vũ trụ đang hiện hữu, đáng lo ngại và ngày càng gia tăng”, lãnh đạo Bộ tư lệnh Lực lượng Không gian kiêm chỉ huy Hoạt động phòng thủ không gian Mỹ, tướng John W. Raymond tuyên bố.
Tên lửa Soyuz 2.1v phóng một vệ tinh quân sự bí mật lên quỹ đạo ngày 25/11/2019. Ảnh: Roscosmos
Chuyên gia Baranets cũng nhấn mạnh, Mỹ đã nắm bắt được các chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh này của Nga từ đầu những năm 2010 khi Moscow bắt đầu chế tạo hệ thống phòng thủ Nudol trang bị tên lửa đánh chặn 14A042.
Theo nhà bình luận quân sự Baranets, Bộ Quốc phòng Nga đã liên tục thông tin về các cuộc thử nghiệm của hệ thống này nhưng cho tới nay Washington mới bắt đầu tỏ ra lo ngại và Mỹ cũng sẽ không từ bỏ ý định quân sự hóa không gian vũ trụ bất chấp sự phản đối từ phía Nga.
“Đến thời điểm này khi Lầu Năm Góc biết rõ Nga đã phát triển được vũ khí phản công hiệu quả, Bộ tư lệnh Vũ trụ Mỹ mới thực sự lo ngại và lớn tiếng cảnh báo về mối đe dọa từ Nga”, chuyên gia Baranets nhấn mạnh.
Theo thông tin từ Bộ tư lệnh Vũ trụ Mỹ, Nga đã thử nghiệm DA-ASAT trong ngày 15/4 nhưng kết quả như thế nào thì vẫn chưa được công bố. Lầu Năm Góc khẳng định, Washington sẽ luôn sát cánh cùng đồng minh để bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi trên không gian vũ trụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo