Chuyên gia Nga: Khiếm khuyết thiết kế của Su-57 thể hiện rõ trong bức ảnh tại nhà máy
Truyền thông Nga mới đây đã đăng tải những bức ảnh về chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 thứ hai thuộc lô sản xuất hàng loạt đầu tiên, cho thấy dây chuyền lắp ráp đã được tái khởi động.
Vì sao Ba Lan không muốn đặt F-35 ở biên giới Nga? / Báo chí Nam Mỹ ‘kinh ngạc’ trước xe tăng T-72BZ của Nga
Những bức ảnh vừa được truyền thông Nga đăng tải cho thấy dây chuyền lắp ráp Su-57 đã hoạt động trở lại sau thời gian dài phải tạm ngưng nhằm tìm ra sự cố khiến chiếc Su-57 chế tạo hàng loạt đầu tiên rơi ngay trong chuyến bay thử nghiệm.
Chiếc Su-57 thứ hai thuộc lô sản xuất hàng loạt đầu tiên hiện mới chỉ ở dạng khung thân, sẽ còn rất nhiều việc để hoàn thiện nó, tuy nhiên ngay lúc này một số khiếm khuyết của chiếc chiến đấu cơ nói trên đã được chỉ ra.
Theo trang Avia-pro, hai bức ảnh đầu tiên được công bố về chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 tiếp theo đã làm phát sinh một số câu hỏi từ các chuyên gia liên quan đến thiết kế của máy bay chiến đấu này.
Cụ thể giới chuyên gia cho rằng thiết kế của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga thực tế không thể chấp nhận được, vì tồn tại các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính chất và an toàn hoạt động của chiếc phi cơ.
"Thiết kế của Su-57 cho phép chúng tôi khẳng định dựa trên các bức ảnh có sẵn rằng độ cứng của các cấu kiện là một câu hỏi rất lớn, đặc biệt khi xem xét thực tế rằng trong chuyến bay, Su-57 phải chịu quá tải rất lớn", một chuyên gia cho biết.
"Dễ nhận thấy rằng một số lỗ hổng nằm gần rìa và chuyển đổi công nghệ trong cấu trúc của máy bay chiến đấu có các phần lồi và góc, điều này dẫn đến sự hình thành vết nứt trong cấu kiện khi chịu quá tải cao".
"Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận. Nhìn chung, thiết kế của máy bay được cân nhắc kỹ lưỡng, tuy nhiên một số yếu tố trong đó gây ra những lo ngại nghiêm trọng, ít nhất là từ góc độ trong những bức ảnh".
Ý kiến trên được ông Yuri Aleksandrovich Kostyuchenko - một chuyên gia xử lý vật liệu áp lực đưa ra khi quan sát về bức ảnh của chiếc máy bay chiến đấu Su-57 sản xuất hàng loạt tiếp theo.
Đối với bức ảnh thứ hai, có nhiều câu hỏi hơn liên quan đến việc sử dụng các khớp đinh tán, theo dự kiến có thể có tác động rất tiêu cực đến khả năng tán xạ sóng radar của máy bay chiến đấu Nga.
"Người Mỹ đã nhiều lần chỉ ra thực tế rằng đinh tán có thể là điểm yếu trên chiếc Su-57. Rõ ràng, các nhà sản xuất máy bay Nga vẫn chưa thể thoát khỏi loại kết nối này".
"Thực tế trên đã đặt ra câu hỏi liệu chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 có thể tàng hình hay không", kỹ sư thiết kế thuộc hàng cao cấp nhất của Nga - ông Dmitry Sergeevich Vengerov nói.
Vấn đề trên thực ra không gây nhiều thắc mắc cho lắm, bởi học thuyết khi thiết kế Su-57 vẫn chủ yếu tập trung vào sức cơ động là chính, chấp nhận hy sinh khả năng tàng hình.
Vấn đề được quan tâm tiếp theo chính là mốc thời gian chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên được tiếp nhận vào biên chế không quân Nga, khi thời hạn ban đầu là cuối năm 2019, rồi tháng 5/2020 đã không thành sự thật.
Theo thông tin mới nhất từ tổ hợp chế tạo hàng không Komsomolsk on Amur (KnAAPO) của Nga, họ có thể bắt đầu tiến hành thử nghiệm chiếc Su-57 tiếp theo vào khoảng tháng 9/2020.
Tuy nhiên, rõ ràng với mốc thời gian trên thì chiếc tiêm kích tàng hình này sẽ không thể sẵn sàng để phục vụ trong lực lượng hàng không vũ trụ Nga cho đến tháng 11 - 12/2020, cần chú ý rằng đây là dự báo lạc quan nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo