Quốc tế

Chuyên gia Nga không tin Mỹ thành công với pháo 1.000 dặm

Dù Mỹ đang tự tin vào sự thành công của khẩu pháo bắn xa 1.000 dặm (hơn 1600 km) nhưng giới chuyên gia đang nghi ngờ tính khả thi của dự án.

Xem chiến đấu cơ Nga nã tên lửa phá hủy 'sở chỉ huy của đối phương' / Syria vẫn còn 2 điểm nóng chưa được dập tắt

Theo Chuẩn tướng John Rafferty, Giám đốc Bộ Tư lệnh tác chiến tương lai Mỹ, Lầu Năm Góc vẫn quyết định thực hiện dự án pháo tầm xa 1000 dặm. Dự án đã được công khai lần đầu hồi đầu năm 2019.

Chương trình sẽ chính thức được khởi động vào năm 2023 sau khi công việc chuẩn bị được hoàn tất. "Chúng tôi coi đây là chương trình vũ khí bổ sung cho các hệ thống vũ khí siệu thanh bằng cách cung cấp hệ thống hỏa lực giá rẻ hơn và cực kỳ chính xác", tướng John Rafferty cho biết.

Chuyen gia Nga khong tin My thanh cong voi phao 1000 dam
Pháo binh Mỹ khai hỏa.

Hiện nay các kỹ sư Mỹ đang thiết kế loại đạn mới để dành riêng cho khẩu pháo tầm siêu xa này. "Bây giờ chúng tôi đang thực hiện thiết kế khẩu pháo và loại đạn mới. Nếu mọi việc diễn ra thuận lơi, chương trình sẽ chính thức được khởi động vào năm 2023", tướng Mỹ cho biết thêm.

Theo ông, loại vũ khí mới này sẽ là biện pháp đáp trả- phản ứng của Mỹ trước những thay đổi gần đây nhất trong tình hình chính trị- quân sự hiện nay, bởi vì cùng với việc đưa pháo 1.000 dặm vào trang bị, Mỹ sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu từ rất xa mà không cần phải sử dụng đến Không quân và tên lửa, do đó giảm đáng kể chi phí.

Điều đặc biệt là ngay khi Mỹ tiết lộ về chương trình pháo với tầm bắn không tưởng này, đã xuất hiện nhiều ý kiến hoài nghi về khả năng thành công của dự án.

Bình luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, vũ khí pháo binh hiện đại nhất hiện nay chỉ có khả năng bắn ở khoảng cách không quá 100 dặm (160 km).

Hơn nữa, ngay cả khẩu pháo điện từ mà Mỹ đang phát triển cũng chỉ có tầm bắn tối đa là 300 dặm (khoảng 480 km). Vì vậy nếu pháo Mỹ vẫn sử dụng cách phóng quả đạn bằng thuốc phóng thông thường, đạt được tầm bắn 1000 dặm là điều không thể.

 

Trong khị đó, chuyên gia Nga Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng cũng có cùng chung nhận định với các chuyên gia Trung Quốc là không một khẩu pháo nào có khả năng bắn ở khoảng cách xa như vậy.

"Đạn pháo không thể vượt qua khoảng cách 1600km, điều này mâu thuẫn với tất cả các định luật vật lý.

Siêu pháo do Mỹ tạo ra không thể thể bắn xa 1600km, để làm được điều đó thì phải sử dụng công nghệ tên lửa. Nhưng tên lửa không thể được phóng như cách người ta phóng một quả đạn pháo", ông Korotchenko nói.

Trước người Mỹ, kỹ sư người Canada Gerald Bull (1928 - 1990), đã nghiên cứu và thiết kế khẩu pháo mang tính cách mạng và tầm bắn siêu xa.

Ông đã thành lập một công ty tư nhân nhỏ, nhận đơn đặt hàng hiện đại hóa hoặc thiết kế mới các hệ thống pháo. Tất cả số tiền kiếm được từ các đơn đặt hàng ông đều đầu tư vào một dự án siêu pháo – loại pháo có thể phóng được cả vệ tinh lên vũ trụ.

 

Ý tưởng này cuối cùng đã được Nhà lãnh đạo Iraq khi đó Saddam Hussein ủng hộ,- ông này rất muốn có một kiểu pháo lưỡng dụng.

Nhưng cùng với dự án này, nhà lãnh đạo Iraq cũng ra điều kiện với G. Bull là nếu muốn được cung cấp tài chính cho dự án thì phải hiện đại hóa luôn tên lửa Scud cho Iraq.

Và chính cái này đã giết vị công trình sư – ông đã bị các điệp viên MOSSAD bắn chết ngày 22/3/1990 ngay cạnh nhà mình. Kiểu pháo mà Bull thiết kế trong nhiều năm, được gọi là Đại Babylon.

Nòng pháo được đặt gia công từng phần ở Anh, nó được cho là có chiều dài 156 mét, đường kính – một mét.

Kỹ sư G. Bull dự tính đẩy tốc độ đạn pháo lên tới 3km/s. Tốc độ này nhỏ hơn tốc độ vũ trụ cấp một- tức tốc độ cần thiết để đưa có thể đưa vật thể lên quỹ đạo gần Trái đất.

 

Tuy nhiên, tốc độ này cũng đủ để đầu đạn có thể thực hiện một chuyến bay cận quỹ đạo vũ trụ, có nghĩa là có mặt trong khoảng không vũ trụ và sau đó rơi trở lại về Trái Đất.

G.Bull đã không kịp hiện thực hóa kế hoạch này. Tuy nhiên, hai năm trước khi ông chết, Iraq đã lắp ráp xong và cho thử nghiệm một khẩu thần công khác có chiều dài nòng 45m. Có nhiều bằng chứng khẳng định rằng khẩu pháo này đã bắn được một quả đạn pháo xa tới 750km.

G.Bull biết rất rõ rằng sẽ không thể phóng vệ tinh nếu chỉ sử dụng lực đẩy thuốc nổ. Ông đã có kế hoạch thay đạn pháo thông thường bằng một loại đạn lắp động cơ phản lực.

Và có thể ý tưởng này đã được người Mỹ học hỏi tiếp thu khi tuyên bố phát triển pháo 1.000 dặm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm