Chuyện về khẩu pháo lừng danh được Việt Nam dùng "gieo sầu" cho Mỹ
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội Việt Nam đã có trong tay một loại vũ khí cực kỳ nổi tiếng, đó là khẩu pháo phòng không 88mm hay còn có tên đầy đủ là Flak 88.
Vì sao tuyển xe tăng Việt Nam bắn pháo kém hiệu quả trong trận chung kết? / Dự đoán sức mạnh siêu pháo tự hành bánh lốp đầu tiên của Nhật Bản
Bắt đầu từ năm 1954, những khẩu pháo phòng không Flak 88 đầu tiên bắt đầu được Liên Xô chuyển giao cho phía ta. Thời điểm này, chủ yếu Flak 88 được sử dụng làm nhiệm vụ bảo vệ các thành phố lớn do vào khi đó, nó là loại pháo phòng không lớn nhất mà ta có trong tay. Nguồn ảnh: TL.
Tới những năm đầu của thập niên 60, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho ta một lượng lớn các loại pháo phòng không hiện đại bao gồm các loại cỡ lớn hơn theo chuẩn Liên Xô như 85mm hay 100mm nên dần dần, pháo Flak 88 cũng bị ra rút ra khỏi biên chế. Nguồn ảnh: TL.
Những khẩu pháo Flak 88 được trang bị cho bộ đội phòng không của Việt Nam khi đó về cơ bản là rất tốt, được bảo quản trong điều kiện hoàn hảo và có thể sử dụng lâu dài với cường độ cao kể cả khi Mỹ leo thang ném bom miền Bắc. Giai đoạn từ 1954-1960, pháo 88mm là vũ khí chủ lực bảo vệ các thành phố quan trọng của miền Bắc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, do sử dụng cỡ đạn khá... dị biệt - 88mm - nên những khẩu pháo phòng không này dần dần bị rơi vào tình trạng khan đạn. Bản thân Liên Xô cũng không sản xuất loại đạn 88mm này mà hàng viện trợ cho ta chủ yếu đều là đạn pháo Liên Xô thu được làm chiến lợi phẩm từ sau chiến tranh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bắt đầu được hoàn thiện thiết kế và được đưa vào sản xuất từ năm 1923, tuy nhiên phải tới tận khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, pháo phòng không Flak 88 của Đức mới được sản xuất hàng loạt và được coi là nòng cốt của lực lượng phòng không nước này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không những vậy, khẩu Flak 88 còn được biết tới với biệt hiệu là... sát thủ xe tăng. Sở dĩ có khả năng diệt tăng kinh khủng đến như vậy là do binh lính Đức đã sáng tạo, sử dụng khẩu pháo này để bắn trực diện vào xe tăng đối phương thay vì sử dụng pháo chống tăng như thông thường. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với việc vừa có thể phòng không, vừa diệt được xe tăng, vừa dùng để bắn gián tiếp như pháo thông thường, Flak 88 được coi là một trong những khẩu pháo hiện đại nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Bản thân xe tăng Tiger của Đức cũng được ra đời với mục đích tối thượng nhất đó là lắp được khẩu pháo Flak 88 này lên tháp pháo làm hoả lực chính. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kể từ năm 1939 tới năm 1945, Đức đã sản xuất được tổng cộng 18.295 khẩu pháo phòng không loại này. Một lượng lớn trong số đó dù được định danh là "pháo phòng không" khi xuất xưởng nhưng trên thực tế lại được sử dụng cho mục đích chống tăng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khẩu pháo đa năng này có trọng lượng tổng cộng 7,5 tấn, chiều dài tối đa 5,7 mét với chiều dài nòng pháo lên tới 4938mm và yêu cầu kíp chiến đấu tối thiểu 10 người. Nguồn ảnh: Warhistory.
Pháo sử dụng cỡ đạn 88x571mmR và có tốc độ bắn cực nhanh, lên tới 20 viên mỗi phút nếu kíp chiến đấu đủ sức nạp đạn liên tục cho khẩu pháo này. Tầm bắn hiệu quả của Flak 88 lên tới 15 km với mục tiêu mặt đất và tối đa 8000 mét với mục tiêu bay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, ngoài Việt Nam còn có nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Brazil, Phần Lan, Hy Lạp,... tiếp tục sử dụng khẩu pháo này thêm một thời gian dài nữa trước khi cho Flak 88 được nghỉ hưu hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô đã tịch thu của phát xít Đức không ít những khẩu pháo phòng không Flak 88 còn mới cứng. Số lượng pháo phòng không này sau đó đã được Moscow viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguồn ảnh: TL.