CLIP: Quân đội Sudan đảo chính, Tổng thống cầm quyền 30 năm bị phế truất
S-350, Sosna sắp vào “siêu thị tên lửa Nga”, Việt Nam chọn cái nào? / Cuba tuyên bố không bỏ rơi Venezuela bất chấp “sự hăm dọa” của Mỹ
Tổng thống cầm quyền 30 năm bị phế truất, người dân Sudan ăn mừng trong tiếng súng
Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Awad Mohamed Ahmed Ibn Auf (Ảnh: Twitter)
Theo RT, lực lượng vũ trang Sudan ngày 11/4 đã tuyên bố rằng họ sẽ “sớm công bố một thông báo quan trọng”. Tin tức này được đưa ra sau khi có thông tin các phương tiện bọc thép đã được triển khai xung quanh dinh tổng thống của ông al-Bashir tại thủ đô Khartoum.
Theo Reuters, hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập ở trước trụ sở quân đội Sudan trong khi đài truyền hình và đài phát thanh phát đi những đoạn video cho thấy cảnh quân đội diễu binh và các bài hát cổ vũ chủ nghĩa yêu nước. Những người tham gia biểu tình hô vang: “(Chính phủ) đã sụp đổ. Chúng ta đã chiến thắng”.
Theo thông tin CNN mới cập nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Awad Mohamed Ahmed Ibn Auf xác nhận ông al-Bashir đã bị phế truất và chính phủ của ông đã bị giải tán sau nhiều tháng người dân biểu tình đòi ông từ chức.
Một hội đồng quân sự kéo dài đã được thành lập, dự kiến kéo dài trong 2 năm, để hỗ trợ việc chuyển giao quyền lực. Như vậy, 30 năm nắm quyền của ông al-Bashir đã chính thức chấm dứt.
Ông Ibn Auf cũng xác nhận ông al-Bashir đã bị ép từ chức và hiện đang được “tạm giữ tại một nơi an toàn”.
Quân đội Sudan đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài trong 3 tháng, ra quy định giờ giới nghiêm từ 22h hôm trước tới 4h sáng hôm sau. Các cảng và cơ sở y tế sẽ được bảo vệ an ninh.
Nội các Sudan, Hội đồng Quốc gia và các cơ quan chính phủ đều bị giải tán và quốc hội ngừng hoạt động. Các cơ quan tư pháp, công tố, đại sứ quán và các cơ quan ngoại giao sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường.
Ngoài ra, các tù nhân chính trị bị lực lượng an ninh bắt giữ trong phong trào chống chính phủ hồi cuối năm ngoái sẽ được thả tự do.
Trước đó, quân đội đã bắt giữ Thủ tướng Sudan Mohamed Taher Ayala và người đứng đầu đảng cầm quyền Đảng Quốc hội cầm quyền, Ahmed Haroun. Hàng chục quan chức, cựu quan chức khác cũng đã bị bắt, một nguồn tin quân sự xác nhận với CNN.
Sau khi thông tin ông al-Bashir bị phế truất được công bố, đám đông bên ngoài trụ sở quân đội Sudan ăn mừng trong không khí náo nhiệt. Đây là một nghi thức thể hiện sự vui mừng khi người biểu tình và thành viên lực lượng vũ trang Sudan hò reo trong tiếng súng bắn nhằm thể hiện niềm vui.
Tổng thống cầm quyền 30 năm
Ông Omar al-Bashir, 75 tuổi, lên nắm quyền từ năm 1989 khi ông lãnh đạo một cuộc đảo chính chống lại cựu Thủ tướng Sadiq al-Mahd. Ông al-Bashir giải tá chính quyền, các đảng phái chính trị và tự xưng là Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng.
Trong 30 năm qua, ông cũng đã từng đối mặt với đảo chính nhưng kế hoạch này thất bại. Theo CNN, ông al-Bashir đã ra lệnh hành quyết hơn 30 quân nhân, quan chức cảnh sát vì đứng sau kế hoạch trên.
Năm 1993, ông trở thành Tổng thống Sudan. Năm 2003, bạo lực diễn ra tại khu vực Dafur và ông al-Bashir bị chỉ trích vì không mạnh tay với lực lượng dân quân Janjaweed, một nhóm thân chính phủ bị cáo buộc giết và hãm hiếp người dân ở Darfur.
Năm 2008, Tòa án hình sự quốc tế cáo buộc ông al-Bashir mắc tội diệt chủng và tội ác chiến tranh ở Darfur.
Năm 2015, ông al-Bashir tái đắc cử với 94% phiếu bầu. Nhiều đảng phái đối lập cáo buộc chính quyền của ông đã gian lận trong bầu cử.
Cuối năm ngoái, phong trào chống chính phủ bùng phát trên nhiều thành phố ở Sudan, yêu cầu ông al-Bashir phải từ chức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump