CLIP: Thông điệp Ấn Độ gửi Trung Quốc sau khi phóng thành công tên lửa diệt vệ tinh
Tên lửa từ Gaza tấn công Tel Aviv, Thủ tướng Israel cắt ngắn chuyến công du Mỹ / CLIP: Mỹ lần đầu thử chiến thuật mới đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa
Ấn Độ tuyên bố bắn rơi vệ tinh, trở thành cường quốc vũ trụ
Tên lửa diệt vệ tinh Ấn Độ phóng thử hôm 27/3 (Ảnh: DRDO)
Ngày 27/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố rằng New Delhi đã trở thành cường quốc không gian khi bắn thành công tên lửa đạn đạo đánh chặn lên độ cao 300 km, tiêu diệt một vệ tinh trong quỹ đạo thấp.
Động thái trên không những gửi thông điệp tới Pakistan trong bối cảnh 2 quốc gia Nam Á đang căng thẳng vì xung đột ở Kashmir mà dường như còn là lời nhắn rõ ràng tới Trung Quốc rằng New Delhi có khả năng bắn rơi vệ tinh của đối thủ, theo Bloomberg.
Theo ông Modi, Ấn Độ là nước thứ 4 trên thế giới có thể làm được điều trên sau Mỹ, Nga, Trung Quốc.
“Rõ ràng điều Ấn Độ muốn gửi gắm là họ là một nền quân đội mạnh mẽ và uy lực. Điều này dường như không ám chỉ tới một quốc gia riêng lẻ mà là thông điệp gửi tới toàn bộ đối thủ của New Delhi. Nếu ai đó định làm gì với các vệ tinh của chúng tôi, chúng tôi có khả năng đáp trả ngược lại”, Ajey Lele, cựu quân nhân Ấn Độ, chuyên gia tại viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, cho biết.
Trung Quốc được đánh giá là ngày càng nâng cao năng lực trong lĩnh vực không gian. Đây là một trong nhiều lý do mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Washington xây dựng một lực lượng vũ trụ, theo Bloomberg. Ấn Độ dường như cũng hiểu được tình hình lúc này.
“Trung Quốc rõ ràng là một phần nằm trong tính toán (của Ấn Độ)”, chuyên gia Rajeswari Pillai Rajagopalan tại quỹ Observer Research, trụ sở tại New Delhi, nhận xét.
Ông Rajagopalan chỉ ra rằng Trung Quốc đã thử nghiệm bắn rơi vệ tinh như Ấn Độ từ 12 năm trước và điều này dường như khiến New Delhi “thức tỉnh” và đã đầu tư nghiên cứu lĩnh vực không gian.
Theo giới quan sát, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau hàng loạt những mâu thuẫn ở biên giới 2 nước. Hai nước dường như đều muốn nâng cao tầm ảnh hưởng ở khu vực. Trong khi Trung Quốc bắt tay hợp tác quân sự và kinh tế với Pakistan, Ấn Độ hướng tới nâng cao quan hệ với Mỹ.
John Blaxland, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược tại đại học Quốc gia Australia, cho biết vụ thử bắn rơi vệ tinh cho thấy Ấn Độ đã tham gia vào chiến trường không gian và bất cứ đối thủ nào của họ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn “khiêu chiến” với New Delhi trên vũ trụ.
Hơn nữa, trong bối cảnh căng thẳng ở Kashmir vẫn chưa hạ nhiệt, vụ phóng tên lửa diệt vệ tinh của Ấn Độ được coi là thông điệp gửi tới Pakistan rằng họ có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối thủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo