Có thật Su-24 áp chế điện tử làm tàu chiến Mỹ "bán thân bất toại"?
Thông tin máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 chế áp điện tử làm tê liệt hệ thống radar Aegis của khu trục hạm Donald Cook trên Biển Đen bị chính các chuyên gia Nga nhận định là “viễn tưởng”.
Tàu chiến Aegis Mỹ được lắp "siêu phẩm công nghệ" chống hạm đỉnh cao / Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào?
Truyền thông Mỹ báo cáo rằng chiến đấu cơ Su-24 của Nga đã áp sát tàu khu trục USS Donald Cook và thực hiện những động tác thao diễn cực kỳ nguy hiểm.
Chiếc Su-24 bị cáo buộc đã mô phỏng hành động tấn công vào chiếc khu trục hạm này, phía Mỹ nhận xét đây là hành động khiêu khích cực kỳ nghiêm trọng.
Nhưng bỏ qua những tranh cãi trên, vấn đề thu hút sự quan tâm nữa đó là tại sao máy bay ném bom Nga lại áp sát chiến hạm Mỹ ở cự ly gần và nguy hiểm đến vậy?
Phía Nga cho rằng sở dĩ Su-24 của Nga áp sát chiến hạm Mỹ thành công là bởi hệ thống tác chiến điện tử (EW) tích hợp đã phát huy tác dụng, khiến máy bay hoàn toàn biến mất trên màn hình radar cảnh giới của đối phương.
Tuy nhiên, mới đây chính trang Avia của Nga đã đăng tải bình luận của chuyên gia quân sự nước này để làm rõ hơn về tình huống đặc biệt nêu trên.
Theo đó, thông tin máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 có thể vô hiệu hóa khả năng trinh sát của khu trục hạm Mỹ thông qua việc sử dụng hệ thống tác chiến điện tử chỉ là giả tưởng, chủ yếu phục vụ mục đích tuyên truyền.
Lý do dẫn đến kết luận này là bởi các chuyên gia cho rằng đặt cạnh những hệ thống radar đồ sộ của khu trục hạm Donald Cook thì thiết bị tác chiến điện tử của Su-24 chẳng khác gì chiếc đèn pin đặt cạnh đèn pha cao áp.
“Ngay cả với sức mạnh tối đa của hệ thống EW, Su-24 cũng không thể tạo ra bất cứ khó khăn nào cho những tổ hợp khí tài có công suất vượt trội hàng trăm lần mà khu trục hạm Donald Cook mang theo”.
“Thực tế là hệ thống EW được cài đặt trên máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 không thể vượt qua hàng rào phòng thủ của tàu khu trục Mỹ Donald Cook trong mọi trường hợp”.
“Thậm chí các hệ thống EW tương tự mà khu trục hạm Donald Cook mang theo nếu phát sóng có thể vô hiệu hóa ngược lại chiếc Su-24 một cách dễ dàng” chuyên gia của Avia cho biết.
"Một cuộc tấn công sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử nhằm chế áp khu trục hạm Mỹ về mặt lý thuyết là có thể thực hiện”.
“Tuy nhiên trên thực tế, để thành công thì sức mạnh của hệ thống tác chiến điện tử lắp đặt trên Su-24 phải yêu cầu lớn hơn hàng trăm lần".
"Ngoài ra, để hệ thống EW phát huy tác dụng còn đòi hỏi phải có thời gian tiếp xúc lâu dài để có thể thực hiện thao tác chế áp điện tử đối phương thay vì trong phút chốc”.
“Các khả năng của máy bay ném bom không nên nhầm lẫn với năng lực của tàu chiến, bởi tính chất của 2 phương tiện này hoàn toàn khác nhau", chuyên gia của Avia nói rõ thêm.
Việc chiếc Su-24 áp sát tàu khu trục Mỹ, không thể kết luận rằng nó biến mất trên màn hình radar mà đơn giản là chiến hạm Mỹ không khai hỏa tên lửa do chưa phải tình huống chiến tranh mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Vụ đụng độ xảy ra trên Biển Đen vào tháng 4-2016 giữa máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 Fencer của không quân Nga và khu trục hạm USS Donald Cook lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ đã gây ra rất nhiều tranh cãi.