Công bố 4 nghi phạm vụ bắn rơi máy bay MH17 khiến 298 người thiệt mạng
Phi công không quân chiến lược Trung Quốc huấn luyện bằng máy bay gì? / CLIP: "Chiêm ngưỡng" máy bay chiến đấu mới nhất của không quân Nga
Reuters dẫn thông báo của Nhóm Điều tra Chung (JIT) do Hà Lan dẫn đầu hôm nay 19/6 cho biết họ sẽ khởi tố 4 nghi phạm gồm 3 người Nga và 1 người Ukraine vì có liên quan tới vụ bắn rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Danh tính của 3 nghi phạm người Nga được xác định lần lượt là Sergey Dubinsky, Oleg Pulatov và Igor Girkin, còn nghi phạm người Ukraine là Leonid Kharchenko.
Các nhà điều tra cho biết nghi phạm Girkin là cựu đại tá thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), Dubinskiy là đối tượng được cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU) thuê, còn Pulatov là cựu binh sĩ của lực lượng đặc nhiệm Nga (Spetsnaz-GRU).
Trong khi đó, nghi phạm Kharchenko không xuất thân từ quân đội, song đối tượng này được cho là từng dẫn đầu một đơn vị chiến đấu ở Donetsk vào tháng 7/2014.
JIT cho biết họ sẽ phát lệnh bắt giữ ở cấp độ quốc gia và quốc tế đối với 4 nghi phạm trên. Các nhà điều tra cho biết phiên xét xử các nghi phạm này dự kiến diễn ra vào ngày 9/3/2020 tại Hague, Hà Lan.
Các nghi phạm có thể bị xét xử vắng mặt vì Hà Lan cho rằng Nga không hợp tác với cuộc điều tra và có thể sẽ không giao nộp các nghi phạm người Nga.
Các nhà điều tra cho biết họ sẽ không yêu cầu các nước dẫn độ các nghi phạm vì hiến pháp của Nga và Ukraine không cho phép dẫn độ công dân. Tuy nhiên, các nhà điều tra vẫn sẽ đề nghị Nga hợp tác và đề nghị cả Nga và Ukraine tiến hành thẩm vấn các nghi phạm.
Công tố viên Hà Lan Fred Westerbeke cho biết cả 4 nghi phạm đều bị cáo buộc “gây ra vụ rơi máy bay MH17, dẫn tới cái chết của toàn bộ những người có mặt trên máy bay, giết chết 298 người trên máy bay MH17”.
Máy bay Boeing 777 mang số hiệu chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7/2014 khi đang trong hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn từ 10 quốc gia khác nhau thiệt mạng, trong đó chủ yếu là công dân Hà Lan.
Theo công tố viên Westerbeke, các nghi phạm không bị buộc tội phóng tên lửa, mà “phải chịu trách nhiệm vì đã đưa vũ khí gây ra thảm kịch, hệ thống tên lửa Buk Telar, vào miền đông Ukraine". Các nhà điều tra nghi ngờ các nghi phạm sở hữu tên lửa Buk “với mục tiêu bắn hạ một máy bay”.
Theo JIT, cơ quan gồm điều tra viên của 5 quốc gia là Australia, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraine, máy bay MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa Buk.
Năm 2018, các nhà điều tra đã tuyên bố máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi bởi một tên lửa được phóng từ một bệ phóng thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không 53 của Nga. Moscow đã nhiều lần bác bỏ có liên quan tới vụ việc này, đồng thời cho rằng chính các lực lượng Ukraine đã bắn rơi MH17.
Trong cuộc trao đổi qua điện thoại với các phóng viên hôm nay, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết “không có gì để thảo luận” về vụ việc.
“Các bạn cũng biết lập trường của chúng tôi về cuộc điều tra này. Nga không có cơ hội tham gia vào JIT, mặc dù ngay từ đầu, ngay từ những ngày đầu tiên của thảm kịch, Nga đã cho thấy sự chủ động, tích cực tìm cách trở thành một phần của cuộc điều tra thảm họa kinh hoàng này”, ông Peskov nói.
Hãng tin Interfax (Ukraine) hôm nay dẫn lời Công tố viên trưởng Yuriy Lutsenko cho biết Ukraine sẽ tìm cách bắt giữ nghi phạm người Ukraine liên quan tới vụ bắn rơi máy bay MH17.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này