Quốc tế

Công dân “nhúng chàm” trở thành diễn viên nổi tiếng của Liên Xô

Hòa bình trở lại, nhiều người theo cách này hay cách khác từng đứng trong hàng ngũ Đức Quốc xã chống lại Hồng quân Liên Xô, đã trở thành các nghệ sĩ nổi tiếng.

Khám phá “7 chị em Moscow” – biểu tượng kiến trúc thời Liên Xô / Tuyến đường sắt bị lãng quên của Liên Xô cũ đẹp buồn xao xuyến

Nghệ sĩ Ưu tú Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Latvia

Năm 1944, Viktor Lorencs, 17 tuổi, cư dân Riga, được điều động vào Quân đoàn Tình nguyện SS Latvia (mặc dù có tên “Tình nguyện”, việc tuyển lính thường dựa trên cơ sở bắt buộc). Sau chiến tranh, Lorencs đã qua một trại kiểm tra và sàng lọc của Bộ Nội vụ ở Viễn Đông Liên Xô, được thiết lập để rà soát các công dân Liên Xô từng phục vụ trong quân đội Đức, bị Đức Quốc xã giam giữ hoặc chỉ đơn thuần sống trên lãnh thổ do Đức chiếm đóng.

Sau khi những “tình nguyện viên” Baltic được ân xá vào năm 1946, Lorencs đã có thể trở lại Latvia. Tốt nghiệp Đại học Điện ảnh Quốc gia (nay là Đại học Điện ảnh Quốc gia Toàn Nga) năm 1961, Viktor Lorencs trở thành nhà biên kịch chuyên nghiệp đầu tiên của Latvia. Khi vẫn còn là một sinh viên, Lorencs đã viết kịch bản đầu tiên, dựa trên vốn sống về quân sự của chính mình trong lực lượng SS.

Với tựa đề “Tổ Quốc, Hãy tha lỗi cho con!”, bộ phim kể về câu chuyện của ba người bạn được điều vào Quân đoàn Latvia trong Thế chiến II. Kịch bản đã được xuất bản như một phần của tuyển tập các kịch bản có nội dung hay nhất, và đáng nói, kích bản đã được đưa lên màn hình của môn nghệ thuật thứ bảy vào năm 1966 - là một bước đi táo bạo vào thời điểm đó. Bộ phim “Tôi nhớ mọi điều, Richard”, với sự tham gia của Harijs Liepins, đã được công chiếu trên các rạp toàn quốc, mặc dù bị kiểm duyệt gắt gao.

Nghệ sĩ Ưu tú Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Latvia Viktor Lorencs trong phim “Chiếc vĩ cầm đỏ”; Nguồn: rbth.com
Nghệ sĩ Ưu tú Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Latvia Viktor Lorencs trong phim “Chiếc vĩ cầm đỏ”; Nguồn: rbth.com.

Chỉ ở Latvia, bộ phim bị giới hạn ở một số rạp, không có các bài đánh giá hoặc đề cập trên báo chí địa phương. Năm 1992, bộ phim nguyên bản được phát hành dưới tên “Đá và gạch vụn”. Người nghệ sĩ Ưu tú của Latvia Lorencs không chỉ viết kịch bản, mà còn là diễn viên trong đồng phục SS. Trong một trong những bộ phim kinh dị nhất về Thế chiến II “Đến và sẽ thấy” năm 1985, Lorencs đóng vai một đao phủ - người ra lệnh cho một đội tử thần tiêu diệt tất cả cư dân của một ngôi làng Belarus.

Nghệ sĩ Nhân dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Estonia

Năm 1944, Kaljo Kiisk - người Estonia, 19 tuổi - được điều động vào Sư đoàn Waffen Grenadier số 20 của SS (Sư đoàn số 1 Estonian). Sau ba tháng huấn luyện tại căn cứ quân sự SS Heidelager ở Ba Lan, Kiisk được điều đến tuyến phòng thủ Tannenberg ở phía đông Estonia, nơi mà mùa hè năm đó đã diễn ra ​​một loạt trận chiến đẫm máu chống lại Hồng quân đang chiếm ưu thế.

Các vị trí của Đức Quốc xã bị Hồng quân Liên Xô pháo kích liên tục. Kiisk - người từng phục vụ trong một phân đội phòng không - kể lại rằng, sợ hỏng màng nhĩ trong trong các đợt không kích, nhưng anh ta đã không thể ngậm miệng được, vì trong trong mồm luôn đầy cát. Tháng 9/1944, phòng tuyến Tannenberg bị phá vỡ, quân Đức rút khỏi trận địa của chúng. Kaljo Kiisk quyết định không rời đi cùng mà trở về nhà ở Ida-Virumaa, Estonia.

Nghệ sĩ Nhân dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Estonia Kaljo Kiisk trong phim “Cái chế dưới cánh buồm”; Nguồn: rbth.com
Nghệ sĩ Nhân dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Estonia Kaljo Kiisk trong phim “Cái chế dưới cánh buồm”; Nguồn: rbth.com.

Sau khi Hồng quân giải phóng Estonia khỏi ách phát xít, các cơ quan an ninh địa phương đã tìm hiểu về lý lịch của Kiisk, anh ta đã làm gì trong chiến tranh? Tại sao anh ta, một người khỏe mạnh và đủ tuổi nhập ngũ, lại không bị gọi vào quân đội Đức? Anh đã được cứu bởi cha mình - người đã có thể chứng tỏ rằng, họ đã làm việc cùng nhau trong ngành công nghiệp đá phiến dầu ở thành phố Sillamäe, và do đó không bị đi lính…

 

Kiisk đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình cho điện ảnh, chứng tỏ mình với tư cách là một diễn viên và một đạo diễn. Anh đã có được 17 bộ phim mang tên mình - một thành tích xuất sắc không chỉ đối với Estonia nhỏ bé, mà còn ở Liên Xô nói chung. Năm 1980, Kaljo Kiisk được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Estonia, chỉ đứng sau danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô.

Kaljo Kiisk cẩn thận che giấu bí mật về quá khứ quân ngũ của mình. Chỉ những người bạn thân nhất mới biết về quảng thời gian sai lầm của anh ấy trong SS mà chỉ sau khi Liên Xô tan rã và Estonia độc lập, mới được công chúng biết đến.

Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô

Trong sự nghiệp 50 năm hoạt động nghệ thuật của mình, Harijs Liepins - một trong những diễn viên nổi tiếng nhất của Latvia - đã đóng hơn 250 vai diễn trên sân khấu và điện ảnh. Nhưng trước khi có được được danh tiếng trong làng điện ảnh, Liepins phải sống sót qua cuộc chiến và trại cải tạo tập trung Gulag. Năm 1944, nam diễn viên tương lai 17 tuổi này gia nhập quân đội Đức với tư cách là một “tình nguyện viên”.

Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô Harijs Liepins trong phim “Phản đòn”; Nguồn: rbth.com
Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô Harijs Liepins trong phim “Phản đòn”; Nguồn: rbth.com.

Những tân binh như vậy (không có nghĩa là tất cả đều tự nguyện) đã thực hiện các nhiệm vụ nặng nhọc, bao gồm làm công việc bốc vác, tải thương, thợ máy và tải đạn. Giống như Kiisk, Liepens cũng phục vụ trong một đơn vị phòng không. Thất trận, cùng với tàn tích của Cụm tập đoàn quân phía Bắc của Đức, Liepens được giam giữ trong cái gọi là Courland Pocket.

 

Những binh lính không thể di tản đến nước Đức bằng đường biển vẫn ở đó cho đến khi Đức Quốc xã đầu hàng. Liepens không có ý định trốn sang Đức. Sau chiến tranh, anh trở lại Riga, nơi anh nhanh chóng bị bắt vì quá khứ cộng tác với phát xít Đức và được đưa đến phía bắc Liên Xô để làm việc trong các mỏ than Vorkuta.

Ngày 13/4/1946, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành một sắc lệnh mang tên "Hồi hương người Latvia, Estonia và Litva trở về quê hương của họ", theo đó, những người từ ba quốc gia Baltic trong chiến tranh đã cộng tác với người Đức theo cách này hay cách khác đều được xóa tội. Liepins nằm trong số đó.

Sau khi trở về Riga, Liepins đã cống hiến hết mình cho sân khấu và điện ảnh, và được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô vào năm 1988. Do ngoại hình đặc biệt không phải là người Slav, các diễn viên Baltic thường đóng vai người nước ngoài trong các bộ phim của Liên Xô: Anh, Mỹ và tất nhiên là cả người Đức trong các bộ phim Thế chiến II.

Harijs Liepins cũng không ngoại lệ. Ông còn đóng vai đóng vai Thống chế Erich von Manstein trong phim “Phản đòn”, sĩ quan SS trong bộ phim truyền hình Liên Xô đình đám “Đường dài đến những đụn cát” và một vai trong bộ phim “Mất trí” của Nghệ sĩ Nhân dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Estonia Kaljo Kiisk nói trên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm