Công nghệ khung vỏ Su-57 bị nhận xét... tụt hậu 2 thập kỷ so với F-35
Khả năng hoàn thiện khung vỏ là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tàng hình cũng như độ bền khai thác của máy bay chiến đấu, đáng tiếc rằng công nghệ trong lĩnh vực này của Nga bị nhận xét đi sau phương Tây khá xa.
“Gia đình” Su-30 có thành viên mới, sẽ là lựa chọn của Việt Nam? / Tại sao Việt Nam vẫn duy trì tốt pháo tự hành SU-100 thời CTTG2?
Trong tấm ảnh này có thể dễ dàng nhận thấy chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 đang mang theo pod ngắm bắn quang điện T-220 treo ở ngay dưới cửa hút khí.
Thiết bị trên được cho là sản xuất theo nguyên mẫu pod Lightning của Israel mà Nga đã có dịp tiếp xúc một thời gian trước kia, thậm chí họ còn có ý định mua nó để trang bị cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-34.
Khi chấp nhận mang thêm thiết bị chỉ thị mục tiêu ở phía ngoài thì dĩ nhiên chiến đấu cơ Su-57 sẽ phải đánh đổi rất nhiều khả năng tán xạ radar.
Điều này khiến chiếc chiến đấu cơ không còn vô hình trước các hệ thống trinh sát của phòng không đối phương nữa.
Tuy nhiên, sau khi bức ảnh trên được công bố, sự chú ý của giới truyền thông không phải tập trung vào khối quang điện tử T-220 mà lại là chất lượng hoàn thiện khung vỏ của chiếc tiêm kích tối tân nhất trong không quân Nga hiện nay.
Quan sát bề ngoài dễ dàng nhận thấy công nghệ chế tạo khung vỏ của chiếc Su-57 không đạt đúng chuẩn dành cho tiêm kích thế hệ 5.
Cụ thể là các mối nối và đinh tán trên khung thân máy bay lộ diện rất rõ, đây là một yếu tố làm tăng chỉ số RCS của máy bay đáng kể.
Mặc dù Su-57 là tiêm kích thế hệ 5 ra đời sau các dòng chiến đấu cơ của Mỹ như F-22A Raptor và F-35 Lightning II đến hàng thập kỷ nhưng công nghệ khung vỏ trên chiến đấu cơ Nga chỉ tương đương chiếc F-22 và thua xa F-35 sau này.
Trên các tiêm kích tàng hình của Mỹ và Trung Quốc như F-35 và J-20, chúng không chỉ được sơn phủ một lớp sơn tàng hình đơn giản mà được bao bọc bởi lớp vật liệu hấp thụ sóng radar cực kỳ đặc biệt gọi là "da tàng hình".
Lớp da này của chiến đấu cơ F-35 và J-20 có độ dày lớn hơn nhiều lớp sơn thông thường, chúng che phủ kín cả các mối ghép như đinh tán hay đường hàn, mang lại cho máy bay bề mặt trơn tru gần như tuyệt đối.
Thực ra công nghệ khung vỏ máy bay Nga ngày nay và Liên Xô trước kia vẫn đi sau Mỹ và phương Tây một khoảng cách đáng kể.
Điều đó thể hiện rõ ở độ bền khung thân tiêm kích MiG-29 và Su-27 chỉ được 2.000 giờ bay còn Su-30 là 3.000 giờ, trong khi F-15/16 của Mỹ lên tới 6.000 giờ bay.
Rõ ràng người Nga vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm để chế tạo ra được một chiếc tiêm kích tàng hình đúng nghĩa, thậm chí hiện nay họ còn đang tụt hậu lại so với cả Trung Quốc.
Theo Bạch Dương/anninhthudo
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Truyền thông Nga vừa đăng tải hình ảnh về nguyên mẫu thử nghiệm Sukhoi T-50 số hiệu 509 của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 trong một cuộc bay kiểm tra tính năng và đánh giá khí tài quang điện tử tích hợp.