Quốc tế

Trung Quốc khoe tên lửa không chiến "hàng khủng" của tiêm kích Su-35

DNVN - Trung Quốc vừa "khoe" những hình ảnh tiêm kích Su-35SK của không quân nước này bay huấn luyện chiến đấu với tên lửa không đối không tiên tiến R-77-1.

Ẩn ý của Triều Tiên khi “khoe” ảnh ông Kim Jong-un thị sát tàu ngầm / Triều Tiên bắt giữ 17 thủy thủ trên tàu cá Nga

R-77-1 hay còn được gọi bằng cái tên RVV-SD là phiên bản nâng cấp từ dòng tên lửa không đối không nổi tiếng R-77 do Nga chế tạo ra đời từ năm 1994, tính năng của R-77 được đánh giá tương đương AIM-120 AMRAAM của Mỹ.

Biến thể nâng cấp R-77-1 có tầm bắn tối đa 110 km, độ cao hoạt động lớn nhất 25 km, sử dụng hệ dẫn đường radar chủ động và sở hữu khả năng thao diễn cực kỳ linh hoạt thông qua động cơ điều chỉnh được vector lực đẩy.

Hiện tại tên lửa R-77-1 được trang bị cho tiêm kích Su-27SM2, Su-30SM và Su-35S của Không quân Nga, các phiên bản Su-27SK/UBK và cả Su-30MK2 được Nga bán ra nước ngoài không hề tương thích loại tên lửa trên.

Không quân Trung Quốc khoe tên lửa không đối không R-77-1. Ảnh: Sina.

Không quân Trung Quốc khoe tên lửa không đối không R-77-1. Ảnh: Sina.

Mặc dù không công bố mua R-77-1 vào thời điểm nào nhưng chắc chắn Trung Quốc mới chỉ nhận vũ khí này trong thời gian gần đây vì như đã nói ở trên, các máy bay chiến đấu cũ như Su-30MKK, Su-30MK2 và Su-27SK không trang bị được vũ khí này.

R-77-1 hiện tại chỉ có thể tích hợp trên tiêm kích Su-35SK mà Bắc Kinh mới nhận từ Moskva, tuy nhiên không rõ trong tương lai họ có ý định sửa đổi phần mềm để các loại J-11B/BS/D hay J-16 mang theo vũ khí này hay không.

Khả năng trên theo nhận định cũng khó xảy ra vì hiện tại với tên lửa PL-15, Không quân Trung Quốc đã có trong tay vũ khí với tầm bắn xa hơn, tương thích mọi loại tiêm kích do họ chế tạo, việc sửa phần mềm để tích hợp R-77-1 cho các loại máy bay cũ là không cần thiết.

Tiêm kích Su-35S của Không quân Nga hoạt động tại Syria đeo tên lửa R-77-1 dưới cánh. Ảnh: TASS.

Tiêm kích Su-35S của Không quân Nga hoạt động tại Syria đeo tên lửa R-77-1 dưới cánh. Ảnh: TASS.

 

Thậm chí trong tương lai viễn cảnh Trung Quốc sửa đổi PL-15 để lắp cho Su-35SK mới là khả năng dễ xảy ra nhất, do radar N035 Irbis-E của Su-35SK có tầm trinh sát rất xa cho nên chỉ trang bị tên lửa không chiến tầm xa hơn 100 km là tương đối ít.

Nếu chương trình tích hợp vũ khí của Trung Quốc sớm hoàn thành, tiêm kích Su-35SK của nước này sẽ có cơ hội dành chiến thắng nhiều hơn trong trường hợp phải đối đầu với Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Có lẽ trước thực tế này, Nga sẽ phải chào bán cho các đối tác mua vũ khí của họ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương một loại tên lửa không đối không tầm xa ưu việt hơn cả R-77-1 như KS-172 để tạo ra thế cân bằng chiến lược.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm