Cụm tác chiến không quân cực mạnh của Nga hình thành tại Libya
Nga được cho là đang xây dựng căn cứ không quân Al Jufra tại Libya hướng tới quy mô sánh ngang sân bay quân sự Hmeimim trên đất Syria.
Vũ khí laser Peresvet của Nga thực chiến thành công tại Syria? / Trung Quốc ước tính số lượng MiG-29 Nga đã cung cấp cho Syria
Trong một diễn biến rất đáng chú ý tại chiến trường quốc gia Bắc Phi Libya tuần qua, Nga được cho là đã cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đồng minh.
Trước đó đã có không ít cáo buộc về mối liên quan giữa Nga tới cuộc nội chiến tại đất nước Bắc Phi này, nhưng Matxcơva bác bỏ và cho rằng đây chỉ là hoạt động của công ty quân sự tư nhân Wagner.
Nhưng lời giải thích trên không thuyết phục được nhiều người, nhất là khi trong tay nhóm lính đánh thuê có nhiều vũ khí hiện đại như hệ thống phòng không Pantsir-S1 hay các loại thiết giáp chỉ được trang bị cho quân đội Nga.
Mặc dù vậy, trước đà thắng lợi nhanh chóng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường thì có vẻ như Nga chẳng thể giấu mặt lâu hơn nữa.
Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của quân đội Mỹ cáo buộc rằng Nga đã cấp tốc điều động hơn 10 máy bay chiến đấu, bao gồm tiêm kích MiG-29, Su-35 cùng với máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 sang Syria.
Biên đội chiến đấu cơ này đã quá cảnh tại căn cứ không quân Hmeimim trên đất Syria, tại đây chúng được xóa số hiệu và sơn lại rồi cất cánh bay tới sân bay Al Jufra tại Libya.
Bên cạnh đó, AFRICOM còn cho rằng các máy bay này sẽ được phi công Nga điều khiển trực tiếp, bởi binh lính LNA không đủ trình độ vận hành chúng. Ngoài ra đây còn là những phương tiện tác chiến tối tân của Matxcơva, không thể giao cho người ngoài.
Vấn đề tiếp theo đó là khi đã triển khai số lượng lớn chiến đấu cơ tại căn cứ không quân Al Jufra, Nga cần phải đặc biệt đề phòng những vụ tập kích bằng máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.
Có lẽ cũng nhận thức rõ điều này mà Nga đã sớm đưa những hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất của mình tới Al Jufra nhằm tạo lá chắn bảo vệ bầu trời.
Đã có thông tin về sự xuất hiện các hệ thống Buk-M2E, trước đó vũ khí này chưa từng được liệt kê có trong trang bị của LNA, do vậy nguồn gốc của chúng chỉ có thể là từ Nga.
"Các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk (phiên bản M1-2 hoặc M2) đã được chuyển đến căn cứ không quân Al Jufra nhằm hỗ trợ Quân đội Quốc gia Libya".
"Mục đích triển khai các tổ hợp Buk rõ ràng là để bảo vệ căn cứ Al Jufra khỏi những cuộc tấn công từ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, một số tổ hợp Pantsir-S1 của UAE cũng được đặt tại đây", nhà quan sát Babak Tagway cho biết.
Như vậy một cụm tác chiến không quân rất mạnh của Nga đang hình thành tại Syria, với sự góp mặt của những phương tiện tác chiến tối tân nhất như tiêm kích Su-35, hệ thống phòng không Buk-M2E...
Số vũ khí này sẽ giúp lực lượng vũ trang Nga và đồng minh công - thủ khá toàn diện, tạo ra nguồn sức mạnh rất lớn trên chiến trường và thậm chí có thể thay đổi cục diện.
Ở chiều ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ tăng cường lực lượng để đáp trả, ngoài ra Mỹ cũng cho biết họ sẽ sớm can dự trực tiếp vào Libya, khiến tình hình chiến sự tại đất nước này thêm nóng bỏng và mang quy mô của một cuộc thế chiến thu nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo