Cuộc đua "siêu marathon": Mỹ chiếm lợi thế, nhưng Trung Quốc có thể vượt lên
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng hệ thống tên lửa vác vai nội địa mới / Phi công bí ẩn để lại 'thông điệp' bằng tiếng Nga trên bầu trời Mỹ
Bên cạnh cuộc chiến thương mại lúc nào cũng nóng trong mấy năm qua, Mỹ - Trung dường như đang bị kéo vào một "cuộc chiến" khác. Đó là cuộc chiến về công nghệ. Cả hai bên đang chạy đua xem ai sẽ là người sẽ thống trị các lĩnh vực công nghệ tiếp theo như mạng 5G hay trí tuệ nhân tạo AI.
5G – công nghệ di động mới tốc độ tải dữ liệu siêu nhanh, đang được xem là mảnh đất chứng kiến sự cạnh trang khốc liệt giữa Washington và Bắc Kinh.
Theo tờ CNBC, trong vài năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra một số kế hoạch có thể biến Trung Quốc trở thành số 1 về công nghệ toàn cầu trong tương lai.
Theo tờ CNBC, trong vài năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra một số kế hoạch có thể biến Trung Quốc trở thành số 1 về công nghệ toàn cầu trong tương lai. Quốc gia này đang chuẩn bị công bố kế hoạch 15 năm có tên là "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" (China Standards 2035). Kế hoạch này được cho là sẽ thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho công nghệ trong tương lai.
China Standards 2035 chủ yếu vạch ra những quy tắc, yêu cầu, luật lệ hay thông số kĩ thuật quy định hàng loạt công nghệ sẽ vận hành như thế nào. Việc áp đặt những tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng mạnh tới quyền lực của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau trên phạm vi toàn thế giới.
"Cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cơ bản là chuyện ai sẽ là người kiểm soát cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn công nghệ thông tin toàn cầu", ông Frank Rose, chuyên gia cao cấp về của Viện Brookings cho hay.
Mỹ vẫn đang dẫn đầu về trong cuộc đua AI
Bản báo cáo về năng lực canh tranh AI do tập đoàn Citi tiến hành cho thấy trong số 48 nền kinh tế được khảo sát, Mỹ vẫn đang dẫn đầu và bỏ một khoảng khá xa so với các nước khác. 47 quốc gia khác sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc bắt kịp ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo với Hoa Kỳ trong giai đoạn 2020-2030.
Mỹ vẫn đang dẫn đầu về trong cuộc đua AI
Mỹ đặc biệt mạnh vì có nhiều bằng sáng chế, có nhiều công ty, viện đầu tư và nghiên cứu về AI. Citi cho hay, bảng xếp hạng này không bất ngờ vì hầu hết các công ty phần mềm lớn nhất hiện này đều có trụ sở ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Trung Quốc, quốc gia đứng thứ 2 ngay sau Mỹ trong danh sách của Citi, đang có một hệ sinh thái mạnh mẽ, độc lập cho ngành công nghiệp AI vì cả lý do kinh tế và địa chính trị.
Không nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế
Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, dù vẫn được coi là dẫn đầu trong hiện tại nhưng Washington không được "ngủ quên" trên vòng nguyệt quế.
"Họ (Trung Quốc) không hoàn toàn ở đó nhưng nước Mỹ không thể nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế", ông Michael Brown, Giám đốc Đơn vị Cải cách Quốc phòng (DIU) cho hay. "Tôi nghĩ họ rất cạnh tranh. Tôi rất lo lắng, nếu chúng ta không thức dậy để xem mình cần làm gì để tiếp tục cuộc đua", ông Brown nói thêm.
Mỹ đang dẫn đầu thế giới về AI, nhưng không có nghĩa Trung Quốc không thể vượt qua
"Dù nhiều quốc gia đầu tư để thúc đẩy công nghệ sinh học trong nước nhưng Trung Quốc là nước có khả năng gây ra mối đe dọa lớn nhất với Mỹ trong công nghệ sinh học", ông Scott Moore, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Pennsylvania nhấn mạnh.
Ông Moore cho hay, mục tiêu của Trung Quốc là công nghệ sinh học sẽ chiếm khoảng 4% GDP vào năm năm 2020 trong khi con số này ở Mỹ là 2%.
Cuộc đua "siêu marathon"
Nhận định về cuộc đua trong lĩnh vực công nghệ giữa hai quốc gia, các chuyên gia đều cho rằng đó là một cuộc đua đường dài. Và trong cuộc đua này, Mỹ cần định hướng lại chính sách đối nội và liên kết với các đồng minh để tăng khả năng cạnh tranh.
Cuộc đua "siêu marathon" Mỹ - Trung hứa hẹn rất nhiều khốc liệt
Ông Andrew Imbrie, chuyên viên cao cấp của Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi thuộc Đại học Georgetown cho biết, các doanh nghiệp Mỹ thường suy nghĩ ngắn hạn, thường tập trung vào việc thu nhập hàng quý, tăng giá cổ phiếu trong thời gian ngắn. Những suy nghĩ này đã ăn sâu vào các doanh nghiệp trong nhiều năm qua.
Trong khi đó, Trung Quốc có cái nhìn rất dài hạn. Bắc Kinh coi công nghệ và đổi mới chính là chìa khóa nâng cao năng lực quốc gia.
"Suy nghĩ ngắn hạn không phải là cách tiếp cận đúng đắn nếu Mỹ chuẩn bị cho một cuộc đua "siêu marathon" với Trung Quốc", ông Michael Brown nói. "Nước Mỹ hoặc phải cải tổ điều hoặc sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc".
End of content
Không có tin nào tiếp theo