Cường kích Su-22 của Ba Lan gây ngạc nhiên khi vẫn tiếp tục hoạt động
Máy bay Nga ném bom khủng bố lần đầu tiên sau 3 tháng / Đại sứ quán Nga xác nhận giao lô MiG-29 tiếp theo cho Syria
Bộ Quốc phòng Ba Lan tuyên bố đã hoàn tất đàm phán và ký kết thỏa thuận đại tu động cơ phản lực AL-21F3 được trang bị trên máy bay chiến đấu Su-22 vẫn đang phục vụ trong lực lượng không quân của nước này.
Công ty Wojskowe Zakłady Lotnicze (WZL) chuyên sửa chữa máy bay được chọn làm nhà thầu, vì theo đánh giá đơn vị này là chủ sở hữu duy nhất đối với tài liệu kỹ thuật cho loại động cơ trên, giúp họ được độc quyền làm việc với AL-21F3.
Cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22UM3 của Không quân Ba Lan. Ảnh: Defense24.
Số tiền của hợp đồng là 3,04 triệu USD. Tổng cộng 18 chiếc Su-22 được lên kế hoạch đưa vào đại tu. Chúng sẽ được tiếp tục vận hành bởi Không quân Ba Lan cho đến khi cạn kiệt giờ bay, bất chấp từng dự định "nhận sổ hưu" vào năm 2014.
Mặc dù vậy Su-22 vẫn bay, bất chấp mong muốn của Ba Lan nhằm có được máy bay chiến đấu mới do Mỹ sản xuất. Có thể là phi đội Su-22 này chỉ thực sự nghỉ hưu sau khi hợp đồng mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Warsaw hoàn tất.
"Những máy bay này có giá trị chiến đấu rất thấp, nhưng chúng vẫn được sử dụng rất nhiều, ví dụ trong việc huấn luyện phi công hoặc tính toán thông số của các trạm radar", ấn phẩm Defense24 bình luận về quyết định tiếp tục khai thác Su-22 của Ba Lan.
Trong khi đó, truyền thông Nga cũng đặt ra nhiều câu hỏi lên quan tới tuyên bố về sự độc quyền của công ty WZL đối với động cơ AL-21F3. Thiết bị này được phát triển trong OKB-165 của Liên Xô trên cơ sở AL-21F, khác biệt chủ yếu liên quan đến lực đẩy tăng cường và các đặc tính được cải thiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo