Quốc tế

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua, chuyện gì đã xảy ra trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh?

Buổi triều sớm cuối cùng của nhà Thanh diễn ra trong một bầu không khí căng thẳng và ảm đạm.

Trước khi sụp đổ, nhà Thanh đã có cơ hội lớn để tự cứu mình, tiếc là họ đã tự tay hủy hoại cơ hội cuối cùng này chỉ vì thói tham lam khó bỏ / Khai quật lăng mộ cung nữ được Khang Hy coi như mẹ: Vạch trần 'lời nói dối trăm năm' của hoàng đế nhà Thanh

Triều đại nhà Thanh là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, trải qua gần 300 năm sóng gió, cuối cùng Thanh triều đã rơi vào con đường sụp đổ.

Đặc biệt là sau khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, quyền lực của Phổ Nghi – vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh sớm đã chẳng còn gì, nhà Thanh thực tế chỉ còn lại lớp vỏ.

Vào cuối năm Tuyên Thống thứ 3, ngày 25 tháng 12 Âm lịch, vương triều nhà Thanh - một triều đại đã từng mang lại vinh quang cho lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng cũng để lại nhiều điều nhục nhã, đã diễn ra buổi thượng triều cuối cùng trong lịch sử.

Nhưng trong buổi chầu ngày hôm ấy, các vị đại thần lại không thực hiện nghi lễ tam khấu cửu vái như trước mà lại thay bằng cúi người, vậy rốt cục buổi thượng triều hôm ấy đã xảy ra chuyện gì?

Trong các vương triều phong kiến lịch sử Trung Quốc, nghi lễ khi thần tử gặp vua là vô cùng quan trọng, nếu trên đại điện bất cẩn làm ra hành động không phải phép thì sẽ bị coi là có tội bất kính với vua, nhẹ thì ảnh hưởng đến tiền đồ thăng tiến, nặng thì sẽ rước lấy họa sát thân.

Tam khấu cửu vái là đại lễ để tế tổ và diện kiến Hoàng thượng trong triều đại phong kiến, không thể bị bỏ qua, xem nhẹ. Vậy mà trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh, các vị quan đại thần lại không thực hiện nghi lễ này mà thay bằng cách cúi người. Đây cũng không phải hành động âm mưu phản nghịch, mà bởi vì đằng sau đó có nguyên do.

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua, chuyện gì đã xảy ra trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Lý do là gì?

Sức mạnh quốc gia của vương triều Đại Thanh vô cùng hùng mạnh, nhưng dần về sau, đến cuối triều đại, vì các thế lực xâm lược cùng việc cướp bóc bừa bãi, đã khiến sức mạnh của nhà Thanh dần suy yếu, hơn thế giai cấp thống trị nội bộ nhà Thanh cũng đã hủ bại đến cực điểm, những điều này đã trở thành rào cản cực lớn với sự phát triển của cả vương triều, khiến nhà Thanh cứ dần dần rơi vào con đường suy vong.

Chí mạng là, sau Cách mạng Tân Hợi, thế lực của cách mạng dường như đã lan ra khắp cả nước, rất nhiều địa phương đều đứng lên tuyên bố độc lập. Việc này đối với vương triều nhà Thanh chính là đòn tấn công chí mạng, đặc biệt là sau việc Nam Bắc nghị hòa, Viên Thế Khải cướp đoạt thành quả của cách mạng, lừa vua Phổ Nghi thoái vị.

Dưới sự áp bức quá mạnh mẽ, chính quyền phong kiến đành chọn cách chấm dứt sự thống trị của nhà Thanh. Buổi thượng triều cuối cùng cũng chính là ngày tuyên bố Hoàng đế thoái vị, để vua Phổ Nghi đóng ấn tín vào chiếu thư thoái vị.

Trong buổi chầu cuối cùng hôm ấy, nhiều vị đại thần đều đã chờ ở gần cung Càn Thanh từ sớm, đợi đến thời gian lên triều. Những vị đại thần này đều là trọng thần của nhà Thanh như Đại thần Ngoại giao Hồ Duy Đức, Đại thần Dân chính Triệu Bỉnh Quân, Đại thần Lục quân Vương Sĩ Trân cùng nhiều vị đại thần khác.

 

Họ mang những cảm xúc khác nhau cùng đứng đợi, có người thì lạnh nhạt, có người lại vô cùng phẫn nộ, điều tương đồng duy nhất đó là mọi người đều giữ yên lặng, không nói một lời, trong lòng đều lo lắng cho vận mệnh vương triều Đại Thanh rồi sẽ đi về đâu.

Trong buổi triều sớm hôm ấy, Long Dụ Thái Hậu cũng không buông rèm nhiếp chính sau long ỷ như mọi khi mà cùng Hoàng đế Phổ Nghi ngồi đợi đóng dấu thoái vị, các vị đại thần hôm ấy cũng không thực hiện đại lễ tam khấu cửu vái với Hoàng đế như trước mà thay vào đó là cúi người ba lần.

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua, chuyện gì đã xảy ra trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh? - Ảnh 4.
Các đại thần nhà Thanh.

Tuy rằng, mọi người đều đã có sự chuẩn bị tâm lý với việc Hoàng đế thoái vị và kết thúc của vương triều Đại Thanh, nhưng đến khi nhìn thấu chiếu thư thoái vị đã được soạn sẵn, Long Dụ Thái Hậu cũng chẳng thể nén nổi sự đau thương.

Trước khi đóng dấu bà còn bật khóc nức nở, nhưng các vị đại thần cũng chẳng chia sẻ với bà, chỉ giục bà mau đóng dấu cho xong.

Long Dụ Thái Hậu vẫn chần chừ không đóng dấu, mà luôn miệng mắng mỏ hoàng thân quốc thích nhẫn tâm bỏ mặc cô nhi quả phụ hai mẹ con bà chẳng lo, chỉ lo đến vinh hoa phú quý cho bản thân, lên án họ phụ bạc ân nghĩa với Phổ Nghi.

 

Cuối cùng không còn cách nào khác, quan Đại thần Ngoại giao Hồ Duy Đức buộc phải lên tiếng đe dọa Thái Hậu, nếu không nhanh đóng dấu thoái vị, vậy thì những điều kiện ưu đãi mà Đảng Cách mạng đã thỏa thuận với Hoàng thất trước đây coi như bỏ.

Nghe đến đó, Long Dụ Thái Hậu đành buông tay, đóng dấu lên chiếu thư thoái vị, sau đó ban bố chiếu thư tuyên bố chính thức chấm dứt triều đình Đại Thanh.

Đến đây, buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh cũng đến hồi kết thúc. Sau khi các bị đại thần lần nữa cúi chào Thái Hậu cùng Hoàng đế thì cũng lần lượt ra về.

Trong buổi thượng triều cuối cùng, ba lần cúi đầu hành lễ của các vị đại thần, nhìn qua thì là hành lễ với Hoàng đế nhưng thực tế lại chính là lời cáo biệt với vương triều Đại Thanh, dùng lễ nghi kiểu mới để từ biệt một triều đại cũ, khiến ai nấy đều cảm thấy thổn thức vô hạn.

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua, chuyện gì đã xảy ra trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh? - Ảnh 6.

Triều đình nhà Thanh từ chối tiếp nhận học hỏi những cái mới cùng những phát triển mới của thế giới, kết cục mà họ phải đối mặt cũng là điều có thể dự đoán trước. Nếu một vương triều lựa chọn tự phong tỏa, thu hẹp chính mình thì cuối cùng sẽ bị một thế lực khác thôn tính và đặt dấu chấm hết mà thôi.

 

Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm phong kiến Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân.

Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.

Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó.

Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá vĩ đại đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm