Quốc tế

Dàn vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại

Trang tin National Interest đã liệt kê 5 vũ khí tàng hình được cho là xuất sắc nhất mọi thời đại.

Khám phá sức mạnh hệ thống tên lửa 'thần canh biển' Club-M của Nga / Ba Lan chi hơn 400 triệu USD mua dàn hỏa lực “mưa thép” của Mỹ

SR-71 Blackbird

Sr-71.jpg

(Ảnh: NASA)

Nổi tiếng là một trong những máy bay nhanh nhất thế giới, SR-71 còn được biết tới với khả năng tàng hình ấn tượng. SR-71 có thể bay với tốc độ tối đa Mach 3,2 và là một trong những máy bay đầu tiên được trang bị tính năng tàng hình.

Lần đầu bay thử vào năm 1962, SR-71 được thêm 4 tính năng tàng hình vào thiết kế. Đầu tiên, phần bề mặt máy bay có khả năng ngăn không cho sóng radar đối phương có thể phản xạ lại thiết bị thu sóng. Thứ 2, cánh, đuôi và thân máy bay đã được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp cùng với titan, nhằm mục tiêu hấp thụ sóng radar. Thứ 3, phần động cơ máy bay được đặt gọn gàng gần thân máy bay, làm giảm khả năng bị radar dò ra.

Cuối cùng, SR-71 được sơn đen với các hạt sắt ferrite cỡ nhỏ, mang lại diện mạo được mệnh danh là “hắc điểu” cho chiếc máy bay này. Màu sơn đen được cho là giảm thiểu mặt cắt ngang của radar. Đây là chỉ số chỉ mức độ mà radar có thể phát hiện ra vật thể. SR-71 có chỉ số này nhỏ hơn 10m2 trong khi F-15 Eagle là 100m2.

F-117 Nighthawk

F-117_Nighthawk_Front.jpg

(Ảnh: Wikipedia)

 

Đây là máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ được đưa vào tác chiến. Mặc dù là máy bay ném bom chiến thuật không có khả năng chiến đấu không đối không, nhưng F-117 vẫn luôn bị hiểu nhầm là máy bay chiến đấu tàng hình.

F-117 được phát triển từ dự án tuyệt mật Have Blue với các đặc điểm tàng hình ấn tượng giúp nó hoạt động hiệu quả trong các nhiệm vụ bắn phá sở chỉ huy, trung tâm thông tin liên lạc, các hệ thống phòng thủ, kho vũ khí…

F-117 có thiết kế khí động học rất đặc biệt với những mặt cắt cho phép làm tán xạ sóng radar, khiến nó trở nên khó phát hiện với các thiết bị trinh sát điện tử.

F-117 đã tham chiến tại Panama, Chiến tranh Vùng Vịnh, Iraq, Kosovo.

B-2 Sprit

 

B-2.jpg

(Ảnh: Wikimedia)

Đây là sản phẩm được giới thiệu năm 1998 của nhà thầu Northrop Corporation. B-2 được coi là máy bay ném bom chiến lược tàng hình chính thức đầu tiên của Mỹ. B-2 được thiết kế không có phần đuôi, giúp nó giảm thiểu khả năng bị radar đối phương phát hiện.

Máy bay ném bom này có thể mang mọi loại khí tài từ bom nguyên tử trọng lực B61 cho tới bom JDAM, hay bom hạng nặng GBU-57A/B (hơn 13 tấn).

Tính năng tàng hình của B-2 được tính toán và thiết kế dựa trên các siêu máy tính nhằm đảm bảo rằng nó không có bề mặt phẳng có thể phản xạ lại sóng phát ra từ các hệ thống radar để truy tìm mục tiêu. Chính vì điều này, chi phí sản xuất B-2 đã bị đội lên khá cao, nhưng hiệu quả mang lại rất tích cực.

Nếu B-2 bay thẳng tới hệ thống radar, hầu hết các sóng radar sẽ bị “bẻ” theo góc 90 độ và không thể quay trở về hệ thống thu sóng. Ngoài ra, các nhà sản xuất B-2 còn giấu các động cơ của máy bay này vào bên trong và thiết kế cơ chế đặc biệt để xả thoát khí thải nhưng không phản xạ sóng radar trở lại hệ thống thu sóng.

 

F-22 Raptor

F-22.jpg

(Ảnh: US Navy)

Máy bay tàng hình F-22 có thể hoạt động tốt trong vùng không phận dày đặc hệ thống phòng thủ của đối phương nhờ khả năng tàng hình ấn tượng.

Khác với F-117 hay B-2, F-22 được thiết kế như là một máy bay chiến đấu, sử dụng kỹ năng tàng hình để đưa ra lợi thế quyết định trong các cuộc không chiến.

F-22 được thiết kế để giảm thiểu tối đa hấp thụ sóng radar. Mặt cắt ngang của radar trên F-22 được hãng chế tạo Lockheed Martin so sánh tương đương với “một viên bi thép”. National Interest đánh giá khả năng tàng hình của F-22 cho phép nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu xuất sắc nhất trong lịch sử.

 

Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio

Ohio.jpg

(Ảnh: Breaking Defense)

National Interest nhận định các tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ là sự kết hợp mạnh mẽ nhất giữa khả năng tàng hình cũng như gây sát thương cho đối thủ.

Các tàu ngầm Ohio nặng tới 18,45 tấn, là tàu ngầm lớn nhất mà Mỹ từng chế tạo trong lịch sử. Các đặc tính tàng hình của khí tài này bao gồm phần thân tàu thiết kế theo hình con cá nhằm khiến tàu di chuyển nhanh nhưng tạo ra tiếng ồn tối thiểu. Các thiết bị có thể gây ồn được đặt ở khu vực cách âm. Giếng phóng tên lửa hạt nhân được đặt dọc thân tàu giảm tiếng ồn đến từ dòng chảy dưới đáy đại dương. Ngoài ra, các tàu lớp Ohio cũng được trang bị 2 tua-bin hơi, trong đó 1 tua-bin giúp tàu vận hành trong im lặng.

Với mục đích thiết kế để thực hiện răn đe hạt nhân, các tàu lớp Ohio có khả năng mang tên lửa đạn đạo, thậm chí được cải tiến để mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.

 

Vũ khí - khí tài
Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm