Đạn xuyên giáp của Nga hạ gục xe tăng M1A2 Mỹ từ 2km: Sự thật hay "tự huyễn hoặc"?
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, đạn xuyên giáp 3BM44 Lekalo của Nga có có thể dễ dàng xuyên thủng xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 của Mỹ từ khoảng cách đến 2.000 mét; nhưng có thật loại đạn này có khả năng xuyên giáp tuyệt vời như vậy.
Vũ khí Mỹ không thể hoạt động vì thiếu điện / Siêu tàu ngầm nào của Liên Xô được Mỹ vinh danh là vũ khí siêu hạng?
Trước hết Nga chưa có ý định xuất khẩu đạn xuyên giáp 3BM44 Lekalo mà chỉ trang bị trong Quân đội Nga; cụ thể trong ngân sách quốc phòng năm 2020, Quân đội Nga đã phân bổ 51,5 triệu rúp để mua 2.000 viên đạn xuyên giáp 3BM44 cho Quân đội Nga. Ảnh: Đạn xuyên giáp 3BM42 Mango được sản xuất dưới thời Liên Xô, dùng cho các loại xe tăng T-80, T-90 và T-22. Như vậy giá của đạn xuyên giáp 3BM44 chỉ vào khoảng 2.500 rúp/viên (tương đương 39 USD); nếu loại đạn này có thể xuyên thủng xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 ở khoảng cách đến 2.000 m, thì nó thực sự có thể được coi là rất rẻ và hiệu quả. Ảnh: Đạn xuyên giáp 3BM44 Lekalo. Theo giới thiệu của nhà sản xuất Uralvagonzavod, đạn 3BM44 ở cự ly 2.000 m, với góc chạm 90°, có khả năng đâm xuyên qua lớp giáp tương đương 650 mm thép đồng nhất (RHA); tuy nhiên với những loại xe tăng hiện đại, bằng cách sử dụng lớp giáp hỗn hợp, cho xe khả năng bảo vệ tương đương với 1.000 mm RHA. Ảnh: Đạn xuyên giáp 3BM44 Lekalo. Lớp giáp bảo vệ của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams là lớp giáp hỗn hợp, gồm gốm chịu lực, lớp giáp bằng hợp kim uranium làm nghèo và lớp giáp thép cán đồng nhất; tổng thể lớp giáp của M1A2 tương đương 650mm-700mm RHA. Ảnh: : Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 của Mỹ. Lớp giáp hỗn hợp của M1A2 không bao giờ bố trí theo chiều thẳng đứng, mà được bố trí theo chiều nghiêng để giảm mức độ xuyên của đạn chống tăng các loại. Nếu đạn xuyên giáp 3BM44 được bắn ở cự ly 2.000 mét, xem xét hiệu ứng suy giảm của đạn xuyên giáp, thì đạn 3BM44 khó có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng chủ lực M1A2. Ảnh: : Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 của Mỹ. Trên thực tế, sau khi Liên Xô tan rã, sự đầu tư phát triển đạn xuyên giáp của Nga, đã mất đi sự hỗ trợ tài chính khổng lồ, do vậy đã bị đình trệ trong một thời gian dài. Mặt khác, các loại đạn xuyên giáp của Nga cũng hạn chế cải tiến liên tục về hiệu suất xuyên giáp.
Đạn xuyên giáp hiện đại, có hai yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến độ xuyên giáp của chúng đó là vật liệu chế tạo lõi đạn (thanh xuyên) và chiều dài của lõi đạn.
Đạn xuyên giáp được đánh giá là hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay đó là đạn xuyên động năng dưới cỡ M829 Silver Bullet của Mỹ, lõi đạn M829 sử dụng bằng uranium nghèo, vì khối lượng riêng cũng như khả năng xuyên giáp của nó rất tốt.
Tuy nhiên, lõi của đạn xuyên giáp của Nga chủ yếu là hợp kim vonfram, nhưng hiệu suất xuyên giáp của nó kém hơn một chút so với lõi uranium làm nghèo.
So với vật liệu lõi, chiều dài của lõi đạn quyết định khả năng xuyên giáp lớn hơn; đối với loại đạn do Nga sản xuất, chiều dài của lõi đạn ngắn hơn so với đạn của phương Tây. Nếu chiều dài của lõi bị kéo dài một cách cưỡng bức, hầu hết các máy nạp tự động của xe tăng Nga cần phải chế tạo lại để có thể nạp được đầu đạn xuyên giáp dài hơn.
Ngoài việc tăng chiều dài đầu đạn của đạn xuyên giáp như đề cập ở trên, có một cách tăng khả năng xuyên giáp của đầu đạn đó là tăng vận tốc của đầu đạn bằng cách tăng liều phóng, thay đổi thành phần thuốc phóng hoặc kéo dài nòng pháo.
Từ tình hình hiện tại, đạn xuyên giáp 3BM44 khó có thể xuyên thủng giáp xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams ở khoảng cách 2.000 m; nếu muốn xuyên thủng, phải tăng chiều dài lõi đạn, như vậy xe tăng phải sử dụng máy nạp đạn mới hoặc sử dụng loại thuốc phóng hoàn toàn mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo