Đào móng 2 mét, nhóm công nhân vô tình 'đánh thức' hầm chứa vàng đầu tiên trên thế giới: Bên trong có gì?
Khai quật mộ cổ, phát hiện “lương thực xuyên không” suốt 2.000 năm / Ngôi mộ cổ nhất châu Phi có chứa thi hài của một đứa trẻ
(Ảnh: Kknews)
Năm 1993, nhóm công nhân nhập cư ở đội xây dựng thành phố Bành Châu, Tứ Xuyên vô tình phát hiện phiến đá lạ dưới độ sâu 2m trong khi đang hoàn thiện nền móng đường. Một khám phá bất ngờ đã được mở ra ở nơi đây.
Di vật bằng vàng được tìm thấy. (Ảnh: Kknews)
Khi cạy phiến đá lên, bên dưới xuất hiện lỗ hổng lớn cùng nhiều đồ vật khác nhau. Tất đều được làm bằng vàng và bạc. Nhận được thông tin, sở di tích văn hóa Bành Châu gấp rút cử đội khảo cổ về địa điểm kiểm tra.
Qua quá trình khai quật, đội khảo cổ kết luận đây là hầm kho báu có từ thời nhà Tống và mang giá trị rất lớn.
Nằm dưới độ sâu 2m, hầm được làm hoàn toàn bằng gạch lam, nắp có kết cấu từ 3 phiến đá dài với kích thước lần lượt: dài 1,2m, rộng 1m và sâu 0,9m. Trong hầm chứa đầy vàng bạc kho báu, trên bề mặt các đồ vật đều xuất hiện dấu vết như được phủ một lớp vải lanh, có lẽ qua năm tháng lớp vải không còn nguyên vẹn.
351 di vật văn hóa được tìm thấy. (Ảnh: Kknews)
Căn hầm khai quật tổng cộng 351 di vật văn hóa, trong đó có 27 di vật bằng vàng, 115 di vật cấp quốc gia và số còn lại là đồ bạc. Đây là lần đầu tiên giới cổ học Trung Quốc cũng như thế giới phát hiện một căn hầm chứa nhiều vàng bạc đến vậy, giới khảo cổ đã gọi căn hầm với tên “”.
Di vật bằng bạc được tìm thấy. (Ảnh: Kknews)
Vậy ai đã chôn số vàng bạc triều đại Tống dưới căn hầm này?
Các nhà khảo cổ học phát hiện hai chữ “Thiệu Hi" trên một chiếc bát hoa cúc vàng. Nếu đúng theo sử sách ghi chép, đây chính là thời kỳ trị vì của Quảng Đông dưới triều Nam Tống, có niên đại 1190 sau công nguyên.
Sự thay đổi lớn trong lịch sử ở Bành Châu vào năm 1236, khi kỵ binh Mông Cổ chiếm đóng vùng phụ cận Thành Đô, một số lượng lớn người Thục vội vã chạy trốn.
Chiếc bát hoa cúc làm bằng vàng. (Ảnh: Kknews)
Một cảnh tượng lịch sử được khôi phục lại như sau:
Cuối thời Nam Tống, một gia tộc lớn ở Bành Châu, khi nghe quân Mông Cổ chuẩn bị đến họ đã quyết định bỏ trốn và chôn cất tất cả số vàng bạc tích lũy trong nhiều năm qua.
Chiến tranh xảy ra, binh lính Mông Cổ ập đến, cả gia đình bị tàn sát hoặc đã bỏ chạy và không còn cơ hội quay trở lại nữa. Số kho báu bị chôn vùi dưới đất gần 800 năm mãi cho đến khi các công nhân phát hiện ra chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo