7 "dị vật" được khai quật trong các ngôi mộ cổ: 3 cái cuối cùng số người biết tới không quá con số 10
Bí ẩn vùng đất có loại đá biết 'dậy thì', tự lớn lên và di chuyển sau trận mưa / Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, chim không dám đậu, gỗ không có mọt, bụi không bám nổi
Trí tuệ của người cổ đại luôn có vô vàn những tinh túy khiến cho chúng ta phải bất ngờ. Điều này đã được chứng minh thông qua những món cổ vật được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ. Hãy cùng chiêm ngưỡng những món di vật văn hóa kỳ lạ nhất mà các chuyên gia đã tìm thấy nhé!
1. Ngưu hổ đồng án
Đây là một dụng cụ chuyên dùng trong các nghi lễ hiến tế. (Ảnh: Kknews)
Món đồ đồng cổ này được khai quật trong một ngôi mộ cổ ở Vân Nam. Từ thiết kế của nó, các chuyên gia kết luận rằng, đây là một dụng cụ chuyên dùng trong các nghi lễ hiến tế. Bò và súc vật ở thời cổ đại được coi là vật hiến tế quan trọng nhất trong "Tam vật".
Tuy nhiên, bên trong bụng của con bò còn có một con bê con, điều này cũng chứng tỏ rằng khi cúng tế người xưa bắt buộc phải dùng những con bò đang chửa. Món đồ "Ngưu hổ đồng án" sẽ được đặt lên đỉnh cột đồng trong suốt buổi lễ.
2. Ưng khôi
"Ưng khôi" là vương miện của quốc vương Hung Nô. (Ảnh: Kknews)
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một chiếc vương miện hình chim ưng bằng vàng bên trong một ngôi mộ cổ ở ngoại ô thành phố Ordos, thuộc khu tự trị Nội Mông Cổ. Chiếc vương miện được chia thành 2 phần gồm một phần đai và một phần trang trí hình chim ưng đang sải cánh bay.
Người Hung Nô xưa coi chim ưng là vị thần của mình nên đã sử dụng hình ảnh này để trang trí cho chiếc vương miện. Được biết, chiếc vương miện "Ưng khôi" thuộc về quốc vương Hung Nô. Nó có niên đại từ 2.000 năm trước.
3. Mô hình Mandala
Mô hình mandala được tìm thấy trong ngôi mộ của một vị lạt ma Tây Tạng. (Ảnh: Kknews)
Tại ngoại ô của Lhasa, một thành phố của Tây Tạng, các chuyên gia khảo cổ đã khai quật được một mô hình mandala từ lăng mộ của một vị lạt ma. Mô hình Mandala có thể coi là một hình vũ trụ thu nhỏ.
Nó được thiết kế theo hình tròn, vốn được dùng để các lạt ma bày lễ vật hoặc là pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện…
4. Ngư tiễn
Những con cá bằng đồng này vốn là tiền của Dong quốc. (Ảnh: Kknews)
Các chuyên gia đã vô cùng bất ngờ khi đào được những con cá bằng đồng này trong một ngôi mộ cổ ở Dong Thành, thuộc tỉnh Quảng Đông. Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra với chủ đề những con cá đồng này để làm gì. Có người thì cho rằng đây là vật trang trí, thậm chí có người cho rằng chủ nhân ngôi mộ muốn dùng chúng cho cuộc sống sau khi chết.
Sau đó, các chuyên gia đã xác định được ngôi mộ cổ này thuộc về vua của nước Dong. Con cá bằng đồng này thực chất là một loại tiền xu của vương quốc này. Dong quốc là một quốc gia nhỏ có từ thời nhà Thương. Những con cá bằng đồng này đã giúp các chuyên gia giải đáp rất nhiều bí mật lịch sử về Dong quốc.
5. Phi y
Phi y là một mảnh lụa đắp trên quan tài của Tân Truy phu nhân. (Ảnh: Kknews)
Phi y thực chất là một mảnh gấm lụa hình chữ T được tìm thấy bên trong ngôi mộ tại Mã Vương Đôi. Mảnh lụa này được phủ bên trên quan tài của Tân Truy phu nhân.
Người xưa dùng mảnh lụa này như một cờ hiệu của nhóm dẫn đường khi tổ chức lễ tang, sau khi an táng xong, người ta đã phủ nó lên quan tài. Nó được coi là vật dẫn giúp cho người chết sớm lên thiên đàng. Hoa văn trên mảnh lụa diễn tả lại toàn bộ quá trình người chết dẫn hồn thăng thiên.
6. Cường lương
Cường lương được vẽ trên quan tài để xua đuổi tà ma. (Ảnh: Kknews)
Cường lương là những hình vẽ được tìm thấy bên trên quan tài khai quật ở Mã Vương Đôi. Thoạt nhìn, trông chúng giống như những con quái vật nửa dê, nửa hổ. Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia mới xác định được quái vật này vốn được gọi là "Cường lương". Nó được vẽ trên quan tài với mục đích xua đuổi tà ma, bảo vệ chủ nhân khỏi sự xâm nhập của những thứ ô uế.
7. Cổ cách ngân nhãn
Bức tượng Phật "Cổ cách ngân nhãn" là bảo vật của vương triều cổ đại Cổ Cách. (Ảnh: Kknews)
Khi nhìn bức tượng Phật này bạn có nhận thấy có gì đặc biệt không? Đó chính là ở đôi mắt của bức tượng. Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, đôi mắt của tượng Phật được dát bạc và trở nên sống động vô cùng. Chính vì thế bức tượng Phật này được gọi tên là "Cổ Cách ngân nhãn" hay còn gọi là tượng Phật Cổ Cách mắt bạc.
Tượng phật "Cổ Cách ngân nhãn" là một món cổ vật đến từ vương quốc Cổ Cách. Đây là một vương quốc cổ nằm ở phía tây của Tây Tạng. Vương triều Cổ Cách thành lập vào thế kỷ thứ 10 và có tới 16 đời vua cha truyền con nối. Vương triều này là do một hậu duệ của đế quốc Thổ Phồn lập nên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này