Dấu hiệu S-300PMU-1 Việt Nam đã được nâng cấp lên chuẩn S-300PMU-2 Favorit
EG-18G Growler nới rộng ưu thế trước S-400 nhờ khí tài tác chiến điện tử cực mạnh / Ukraine biểu dương lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu răn đe ly khai miền Đông
Gần đây Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những hình ảnh về quá trình huấn luyện kíp trắc thủ tên lửa phòng không Syria làm chủ tổ hợp S-300PM nâng cấp mà nước này đã chuyển giao.
Điều đáng chú ý ở đây đó là Moskva cho biết họ đã nâng cấp tổ hợp S-300PM của Syria lên chuẩn S-300PM-2 với một số thành phần tích hợp thêm nhằm gia tăng sức mạnh.
Cụ thể, S-300PM của Syria sử dụng đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6E thay vì loại 64N6E cơ bản, radar điều khiển hỏa lực của nó cũng là loại 30N6E2 thay vì 30N6E.
Các thành phần "cấy ghép" trên đều là trang bị của S-300PMU-2 Favorit lẫn S-400 Triumf, đã giúp cho tổ hợp S-300PM của Syria thực sự "lột xác" với tính năng kỹ chiến thuật vượt trội.
Đài radar cảnh giới nhìn vòng 96L6E của tổ hợp S-300PMU-1 Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Tuy nhiên sau khi nhìn thấy cách làm của người Nga với đồng minh Syria thì đã có khá nhiều liên hệ với trường hợp của Việt Nam, vì thực tế tổ hợp S-300PMU-1 của chúng ta cũng không dùng khí tài nguyên bản.
Trong những tấm ảnh và thước phim xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nước nhà, dễ dàng nhận thấy tổ hợp S-300PMU-1 của Việt Nam cũng sử dụng rada nhìn vòng cảnh giới mọi độ cao 96L6E.
Việc trang bị cho S-300PMU-1 loại radar cảnh giới dùng trong tổ hợp S-400 Triumf sẽ giúp cho nó có năng lực phát hiện mục tiêu bay từ cự ly xa hơn với độ chính xác nâng cao đáng kể.
Đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 của tổ hợp S-300PMU-1 Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Chưa dừng lại đó, đài radar điều khiển hỏa lực tên lửa của S-300PMU-1 Việt Nam cũng được nhận xét có nhiều khả năng cũng là loại 30N6E2 chứ không phải 30N6E thông dụng.
Lý do là bởi khi đã đầu tư mua sắm radar nhìn vòng cảnh giới mọi độ cao 96L6E thì radar dẫn bắn của tổ hợp cũng sẽ yêu cầu phải là loại 30N6E2 nhằm tạo ra sự đồng bộ.
Như vậy có thể thấy rằng tính năng kỹ chiến thuật của S-300PMU-1 Việt Nam không hề thua kém S-300PM (đã được nâng cấp lên chuẩn S-300PM-2, tương ứng với bản xuất khẩu S-300PMU-2) của Syria.
Hệ thống S-300 của Việt Nam đặt cạnh S-300PM của Syria có lẽ chỉ thua kém ở hệ thống chỉ huy và kiểm soát thống nhất Polyana-D4M mà thôi, bởi vì Nga chưa bao giờ cung cấp nó cho một khách hàng nào khác.
Hệ thống chỉ huy Polyana-D4M sẽ kết nối các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 với những khẩu đội Buk, Pechora... có tầm bắn ngắn hơn để phối hợp chiến đấu một cách hiệu quả.
Ngoài ra chắc chắn S-300PMU-1 của Việt Nam không được trang bị tên lửa đánh chặn 48N6E3 tầm bắn 250 km như loại mà Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cam kết sẽ cung cấp cho Syria.
Căn cứ vào các ống phóng trên, loại đạn đánh chặn của tổ hợp S-300 Việt Nam có thể là 48N6E tầm bắn 150 km hoặc 48N6E2 vươn được tới cự ly 195 km.
Trong tương lai, với nền tảng sẵn có, nếu Việt Nam muốn nâng cấp tiếp S-300 của mình lên bằng cách bổ sung tên lửa 48N6E3 hay hệ thống Polyana-D4M thì điều đó được đánh giá cũng chẳng có gì quá khó khăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo