Quốc tế

Đầu tư cho năng lượng tái tạo tăng mạnh

Giá dầu và giá khí đốt tăng cao đã và đang thúc đẩy sự đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng tái tạo.

Những điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc / IMF: Triển vọng kinh tế châu Âu xấu đi

Các số liệu cho thấy, lần đầu tiên đầu tư vào năng lượng tái tạo của thế giới đã vượt lên trên lượng vốn đầu tư vào dầu và khí đốt. Đáng chú ý, đầu tư vào năng lượng tái tạo cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ tại ngay chính những mảnh đất vốn được xem là giếng dầu, hay mỏ khí đốt của thế giới.

Năng lượng tái tạo từ trước đến nay vẫn bị xem là nguồn năng lượng xa xỉ. Ai cũng biết năng lượng tái tạo là sạch, là xanh nhưng đầu tư tốn kém khiến nhiều nền kinh tế cảm thấy chùn bước. Tuy nhiên, tư duy ấy giờ đây đang dần biến mất rồi.

Báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) cho biết, đầu tư cho năng lượng tái tạo năm 2022 đã lên tới gần 500 tỷ USD, lần đầu tiên vượt qua lượng vốn dành cho các dự án dầu và khí đốt, ở mức chưa tới 450 tỷ USD.

Động lực phát triển năng lượng tái tạo giờ đây lại chính là để có thể đảm bảo được nguồn năng lượng giá rẻ - tờ báo viết. Vì giá dầu và khí đốt tăng cao, giá điện như tại châu Âu thời gian qua đã có lúc lên đến mức kỷ lục gần 1.500 USD/megawatt giờ điện.

Đầu tư cho năng lượng tái tạo tăng mạnh   - Ảnh 1.

Báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) cho biết, đầu tư cho năng lượng tái tạo năm 2022 đã lên tới gần 500 tỷ USD. Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, nguồn đầu tư vào năng lượng tái tạo đạt được bước tiến đáng kể như thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ từ chính các quốc gia xuất khẩu dầu và khí đốt hàng đầu thế giới.

Báo Arab News của Saudi Arabia cho biết, Vùng Vịnh - nơi chưa 1/3 trữ lượng dầu của thế giới nay đang mở đường cho một cuộc cách mạng xanh. Như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã dành tới hơn 160 tỷ USD trong ngân sách để phát triển năng lượng xanh thời gian tới.

Hay như Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu số 1 thế giới - đã dành tới gần 200 tỷ USD cho Chương trình sáng kiến Saudi Arabia xanh. Còn nếu ở cả Trung Đông, đầu tư cho năng lượng xanh giờ đây đã gấp tới 7 lần so với cách đây 1 thập kỷ.

Những khoản đầu tư cho năng lượng xanh đang củng cố một niềm tin rằng, năng lượng xanh chính là nguồn năng lượng của tương lai, không thể khác.

Theo nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, cơn khát dầu và khí đốt hiện nay đã đẩy nhanh mốc thời điểm thế giới sẽ bắt đầu giảm nhu cầu đối với các nguồn năng lượng hóa thạch.

 

Cụ thể với than đá, sự tăng trưởng nhu cầu chỉ còn kéo dài được vài năm nữa. Với nhu cầu dầu, thời điểm thế giới bắt đầu ngày càng sử dụng ít dầu đi dự kiến sẽ vào khoảng năm 2035. Nhưng đáng chú ý hơn cả là khí đốt, các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng chỉ đến năm 2030 là nhu cầu khí đốt sẽ ngày càng giảm đi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm