Đem "quan tài bay" JH-7 ra dọa Nhật Bản, Trung Quốc có liều lĩnh?
Máy bay lai trực thăng V-22 Mỹ có thể mang theo vũ khí gì? / Máy bay do thám nhanh nhất thế giới của Mỹ 'chết hụt' trên bầu trời VN
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản dẫn các nguồn tin chính phủ nước này ngày 19/8 cho biết, máy bay quân sự JH-7 của Trung Quốc đã sử dụng các tàu khu trục Nhật Bản gần đó làm mục tiêu diễn tập khi tiến hành một cuộc tập trận tên lửa ở biển Hoa Đông.
Theo các nguồn tin này, chính phủ Nhật Bản xem đây là "hành động quân sự vô cùng nguy hiểm", có thể diễn biến thành một tình huống bất ngờ. Được biết cuộc tập trận này diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, Nhật Bản đã không gửi công hàm phản đối Trung Quốc hay công bố vụ việc cho công chúng biết vì Tokyo không muốn tiết lộ năng lực thu thập và phân tích tình báo của mình, các nguồn tin trên giải thích.
Theo các nguồn tin, thời điểm đó một vài tiêm kích bom JH-7 của Trung Quốc tiếp cận 2 tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) ở khoảng cách nằm trong phạm vi hoạt động của tên lửa chống hạm.
Các binh sĩ trên tàu Nhật Bản lúc đó không thể xác định được ý định của máy bay Trung Quốc vì máy bay Trung Quốc không dùng radar khóa mục tiêu vào tàu Nhật. Tuy nhiên, nhờ đánh chặn được liên lạc từ máy bay Trung Quốc, phía Nhật Bản nắm được nội dung trao đổi giữa các phi công Trung Quốc. Theo đó, họ nói rằng sẽ sử dụng tàu chiến Tokyo làm "mục tiêu giả định".
Dựa trên phân tích thông tin liên lạc vô tuyến, đường bay của máy bay Trung Quốc cùng các thông tin khác, Nhật Bản kết luận Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tên lửa diệt hạm thời điểm đó.
Một số quan chức Nhật Bản xem rằng hành động này là một sự khiêu khích, trong khi các chuyên gia quốc phòng cho rằng cần phân tích thêm vụ việc. "Thông thường không có chuyện bất kỳ tổ chức quân sự nào sử dụng khí tài quân đội của một quốc gia khác làm mục tiêu trong một cuộc tập trận ở vùng biển quốc tế" - ông Bonji Ohara, nhà nghiên cứu tại Quỹ hòa bình Sasakawa, bình luận. Ông nói rằng cũng cần làm rõ liệu động thái trên do các chỉ huy quân đội Trung Quốc ra lệnh hay do phi công tự ý tiến hành.
Các chuyên gia quân sự nhận định cuộc tập trận tên lửa trên của Trung Quốc cho thấy căng thẳng ở khu vực biển Hoa Đông vẫn còn dai dẳng. Điều đó cũng đồng nghĩa cần có một cơ chế để tránh xảy ra các cuộc đụng độ bất ngờ giữa các bên.
Máy bay JH-7
Mặt khác giới quan sát cũng cho rằng, nếu dùng JH-7 để đối đầu với khu trục hạm được phòng vệ tối tân, nguy cơ gãy cánh của chiến đấu cơ Trung Quốc rất cao. Đó chưa nói tới việc chiến đấu cơ này hoạt động không ổn định. Tỷ lệ tai nạn 13/300 đã khiến tiêm kích bom JH-7 của Trung Quốc được mệnh danh là “Nhà chế tạo quả phụ” hay “Quan tài bay” JH-7A.
JH-7 Flying Leopard (Báo bay) là loại tiêm kích - bom 2 chỗ ngồi do Trung Quốc chế tạo nhằm thay thế cho chiếc H-5 và Q-5 đã quá lạc hậu, nó đang là xương sống của lực lượng tấn công trong cả Không quân lẫn Không quân Hải quân Trung Quốc. Hiện hai lực lượng này hiện đang vận hành tổng cộng 240 chiếc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Khu trục hạmNhật Bản được đánh giá là một trong những chiến hạm mạnh nhất thế giới