Quốc tế

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở châu Âu, Italy ghi nhận hơn 11.000 ca tử vong

Số ca mắc bệnh COVID-19 ở châu Âu tiếp tục tăng mạnh trong ngày 30/3. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại châu lục này đã lên tới gần 400.000 người.

Nga chế tạo pháo tự hành Msta-S nâng cấp với cỡ nòng "chuẩn NATO" / Chiến hạm Nga có thể diệt mọi tàu ngầm của Mỹ

Italy là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm SARS-CoV-2 lên tới hơn 101.000 người, trong đó số ca tử vong đã tăng lên hơn 11.000 ca. Như vậy, hiện Italy chỉ đứng sau Mỹ trên thế giới về số bệnh nhân nhiễm virus nguy hiểm này.

Ảnh minh họa.

Tây Ban Nha là quốc gia chịu tác động lớn thứ hai của đại dịch COVID-19 ở châu Âu với số ca nhiễm là hơn 85.000 ca, cao hơn Trung Quốc, nơi khởi phát và từng là điểm nóng của đại dịch này. Ngày 30/3, lần đầu tiên chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua sắc lệnh đóng cửa toàn bộ đất nước, trừ các hoạt động kinh tế thiết yếu cho đến ngày 9/4.

Tại Đức, quốc gia chịu tác động của COVID-19 lớn thứ 3 tại châu Âu, ghi nhận tổng cộng hơn 57.000 ca. So với một tuần trước đó, tổng số ca mắc COVID-19 đã tăng gấp 2 lần.

Ngày 30/3, Pháp đã ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong vòng 24h với 418 trường hợp tử vong trong bệnh viện, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên thành 3.024 người. Tuy nhiên, số liệu này mới chỉ tính ở những ca ở bệnh viện, chưa kể những người tử vong tại nhà hay trong các viện dưỡng lão.

Trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại châu lục này, ngày 30/3, Liên minh châu Âu đã công bố danh sách "những người làm nhiệm vụ then chốt" trong cuộc chiến đối phó với dịch COVID-19 được phép tiếp tục tự do di chuyển qua các đường biên giới nội khối. Theo đó, những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, trẻ em, cung cấp thực phẩm, lính cứu hỏa và cảnh sát và những nhân viên trong các ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu được xác định thuộc nhóm đối tượng nói trên.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm