Quốc tế

Lo ngại siêu tăng T-14 Armata của Nga, Đức nhảy vào phát triển xe tăng mới

Đức được cho là đang phát triển chương trình siêu xe tăng, một phần bắt nguồn từ sự ra đời của siêu xe tăng T-14 Armata của Nga.

Điều gì khiến Ấn Độ mua liền lúc 400 'xe tăng bay' T-90S? / Xe tăng T-95 của Nga: "Cơn ác mộng" đối với NATO chưa bao giờ thành hiện thực

Siêu tăng T-14 Armata của Nga
Siêu tăng T-14 Armata của Nga

Xe tăng mới của Đức đã được các chuyên gia gọi là "Phản ứng của châu Âu đối với T-14 Armata”, một chương trình được cho là đang diễn ra trong hơn một thập kỷ qua nhưng đã tăng tốc và thay đổi đáng kể để đáp ứng với việc siêu tăng Armata của Nga ra mắt.

Theo Military Watch, xe tăng của Đức, chưa xác định tên hiệu, sẽ sẵn sàng ra mắt vào năm 2027 - khi đó T-14 Armata đã hoạt động được 12 năm. Chương trình này được cho là đang được các hãng Krauss-Maffei Wegmann, Rheinmetall Defensecủa Đức và Dep Nexter Systems của Pháp hợp tác phát triển. Đây là một trong những ví dụ mới nhất về sự hợp tác giữa hai nước đứng đầu EU trong việc phát triển chương trình vũ khí thế hệ tiếp theo đầy tham vọng.

#SieutangT-14Armata - ảnh 1 Xe tăng Leopard II của Đức

Hợp tác với Pháp sẽ cho phép xe tăng được sản xuất với số lượng lớn hơn, chi phí nghiên cứu và phát triển được chia sẻ. Trong khi thiết kế của T-14 Armata liên tục phát triển, vẫn còn phải chờ xem liệu thiết kế xe tăng mới của châu Âu có thể đạt được trình độ tương đương hay không trong khi chi phí cũng sẽ là một vấn đề lớn.

Việc thiếu các loại vỏ giáp có thể cạnh tranh với hệ thống giáp xe tăng mới nhất của Nga đã khiến các quốc gia như Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm qua nơi khác - cụ thể là Hàn Quốc - để có được xe tăng chiến đấu có năng lực hơn, với số lượng đáng kể để hiện đại hóa các đơn vị bọc thép của họ.

 

Việc ra mắt xe tăng chiến đấu thế hệ tiếp theo T-14 Armata của Nga vào năm 2015 và những cải tiến đáng kể về thiết kế đã gây ra mối quan tâm đặc biệt ở các quốc gia châu Âu. T-14 là một trong ba xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư trên thế giới cùng với Type 10 của Nhật Bản và K2 của Hàn Quốc, và được coi là vượt trội so với các thiết kế châu Âu hiện có và các nền tảng trước đây của Nga như T-80 và T-90S.

Để đối phó với sự phát triển của T-14 Armata và dòng nhẹ hơn nhưng đầy đáng gờm của Nga là T-90M có nhiều công nghệ tương tự, ủy ban ngân sách và ủy ban quốc phòng của Quốc hội Đức (Bundestag) đã xác nhận sự phát triển của một thế hệ xe tăng châu Âu tiếp theo được hợp tác phát triển cùng với Pháp.

Đức hiện được coi là nhà sản xuất xe tăng hàng đầu châu Âu, với các biến thể mới nhất của nền tảng Leopard II vượt xa các đối thủ Pháp và Anh và đối thủ trong thế giới phương Tây của chúng chỉ có dòng tăng M1 Abrams của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm