Điểm mặt 7 vũ khí Mỹ định hình cuộc Chiến tranh Việt Nam
Không phải bom nguyên tử, tàu sân bay hay pháo đài bay, Chiến tranh Việt Nam lại được quân đội Mỹ định hình bằng những loại vũ khí bộ binh thông thường nhưng cũng không kém phần nguy hiểm trên chiến trường.
Hải quân Israel trang bị vũ khí tối tân cho tàu hộ vệ hạng nhẹ / Báo Mỹ liệt kê loạt vũ khí vô dụng tốn kém nhất lịch sử
Đầu tiên là khẩu súng ngắn Colt M1911 hay có tên gọi tắt là M1911 vì năm 1911 cũng là lúc mẫu súng này được biên chế cho quân đội Mỹ. Cho tới khi Chiến tranh Việt Nam diễn ra, M1911 đã theo chân quân đội Mỹ khắp các nơi trên thế giới kể từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Về cơ bản đây là loại vũ khí hiệu quả, độ ổn định cao và rất đáng tin cậy. Với lối đánh áp sát của Quân Giải phóng, đôi lúc súng ngắn M1911 lại có thể là thứ vũ khí cứu sống mạng của binh lính Mỹ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Kế đến không thể không nhắc tới mẫu súng trường tấn công đầy tai của Mỹ là M16 trong cuộc chiến này. Nếu bỏ qua một bên những nhược điểm "dài dằng dặc" của khẩu M16 thì về cơ bản đây cũng là một khẩu súng khá tốt, phù hợp với lối đánh vãi đạn kiểu con nhà giàu của lính Mỹ. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Điểm chết người nhất của M16 đó là tốc độ bắn nhanh đi kèm với độ giật thấp. Một binh lính ít kinh nghiệm vừa chỉ được huấn luyện cơ bản với khẩu M16 cũng hoàn toàn có thể khai hoả chính xác vào mục tiêu ở khoảng cách xa. Ở chiều hướng ngược lại, người lính giải phóng với khẩu AK-47 yêu cầu phải có kinh nghiệm sử dụng nhất định mới làm chủ được khẩu súng trường tấn công mạnh mẽ nhưng khó kiểm soát này. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Lối đánh áp sát theo kiểu "bám thắt lưng địch mà đánh" của Quân Giải phóng nghiễm nhiên biến lựu đạn M61 - hay còn được là lựu đạn mỏ vịt - trở thành thứ vũ khí quan trọng trong biên chế của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Trong bán kính khoảng 30 mét, lựu đạn là thứ vũ khí có sát thương cực lớn. Đặc biệt là trong việc chiến đấu trong môi trường đô thị, lựu đạn luôn là thứ vũ khí hữu dụng hơn nhiều so với các loại súng máy, súng trường cồng kềnh. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Mặc dù Việt Nam không phải là chiến trường phù hợp với xe tăng, tuy nhiên M48 vẫn được coi là một trong những loại xe tăng đã định hình cuộc Chiến tranh Việt Nam. Về cơ bản, M48 Patton là loại xe tăng đủ nhẹ, đủ cơ động và đủ nhỏ gọn để hoạt động trên chiến trường miền Nam. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Tổng cộng quân đội Mỹ đã mang tới Chiến trường Việt Nam 600 xe tăng Patton các phiên bản, chia thành 57 đơn vị cấp Lữ đoàn. Các xe tăng này có giáp đủ dày để chống lại hoả lực chống tăng B-40 mà phía ta sử dụng nhưng tới khi các loại vũ khí chống tăng hiện đại hơn được ta đưa vào chiến trường, xe tăng Patton chính thức bị khắc chế hoàn toàn. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Bỏ qua sự "nặng, nóng" sang một bên, quân đội Mỹ ở Chiến trường Việt Nam vẫn có trang bị một loại áo giáp chiến thuật mang tên áo Flak. Phiên bản phổ biến của loại áo này có trọng lượng khoảng 4,5 kg và được sử dụng bởi các lực lượng Lục quân và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Tuy nhiên, loại áo giáp này chỉ chống được các loại hoả lực nhẹ như súng tiểu liên, mảnh văng của bom, lựu đạn chứ không thể chống lại được các vũ khí tiến công mà ta sử dụng. Đến cuối Chiến tranh Việt Nam, một loại áo giáp hiệu quả nhất lịch sử đã ra đời đó là áo giáp dùng sợ Kevlar - tuy nhiên loại áo giáp này không kịp phổ biến ở Việt Nam thì Mỹ đã rút lui. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Cuối cùng là lựu pháo M102 - loại pháo được Mỹ sử dụng với số lượng nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam với tổng cộng khoảng 69 tiểu đoàn pháo loại này từng được thành lập, yểm trợ cho 93 tiểu đoàn bộ binh cơ động trong khu vực đóng quân. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Về cơ bản, đây là khẩu pháo có sức công phá và uy lực tốt, độ chính xác cực cao và có thời gian đáp ứng hoả lực ngắn. Độ chính xác của M102 cao tới nỗi, quân đội Mỹ có thể gọi pháo dội cách chiến hào của mình chỉ vài ba mét - đủ để đảm bảo cho binh lính ngồi bên trong chiến hào. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo