Đức có được thứ vũ khí này, máy bay Đồng Minh gặp họa lớn
May cho quân Đồng Minh, người Đức sớm từ bỏ kế hoạch phát triển một loại vũ khí có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Iran khoe tên lửa “sát thủ” giữa lúc căng thẳng với Mỹ / Tiếc nuối hàng chục oanh tạc cơ siêu âm Tu-22M bị bỏ quên gần biên giới Trung Quốc
Theo đó trong giai đoạn cuối của cuộc, quân Đức từng âm thầm phát triển một mẫu tên lửa có tên Rheintochter - đây có thể được coi là mẫu tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau hàng loạt các siêu vũ khí như xe tăng Tiger, máy bay phản lực Me 262, bom bay V-1, người Đức tiếp tục nỗ lực phát triển một mẫu vũ khí nữa cho phép họ tạo ưu thế trên chiến trường và lần này tên lửa Rheintochter. Tất nhiên ở thời điểm đó khái niệm về tên lửa phòng không chưa thực sự rõ ràng, thậm chí các nhà khoa học Đức còn không rõ họ có đang đi đúng hướng hay không. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây là loại tên lửa phòng không dùng động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn với nhiều pha phóng, Rheintochter có ít nhất bốn hệ thống điều khiển khác nhau bao gồm điều cánh đuôi, cánh thân và cánh mũi. Để giảm trọng lượng và dễ gia công, các cánh đều được thiết kế bằng gỗ ép. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tên lửa có chiều cao tổng cộng 6,3 mét, đường kính 54cm và mang theo đầu đạn nặng tối đa 136 kg. Dù ra đời từ năm 1942 nhưng quá trình thử nghiệm cho thấy Rheintochter không được ổn định, thời gian hoàn thiện thiết kế của Rheintochter kéo dài tới đầu năm 1945 thì chương trình bị huỷ do tương lai của cả nước Đức khi đó là quá mù mờ chứ không nói tới tương lai của chương trình này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tầm bắn của loại tên lửa này tới nay vẫn chưa được bất cứ tài liệu nào nhắc tới nhưng độ cao tối đa nó có thể với tới theo tính toán của các nhà khoa học dựa trên sơ đồ thiết kế của Rheintochter là khoảng 8 km. Nguồn ảnh: Warhistory.
Dù chưa từng được đưa vào sử dụng thực tế, tên lửa Rheintochter cũng được cho là có tới ba phiên bản. Trong đó có phiên bản tối giản nhất là bản R1 chỉ có hai pha phóng, dùng nhiên liệu rắn. phiên bản R2 cải tiến chưa từng được thử nghiệm và phiên bản R3 sử dụng nhiên liệu lỏng từng được Đức phóng thử bốn lần. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nếu Rheintochter được hoan thiện và ra đời sớm hơn, rất có thể nó sẽ giúp Đức "câu giờ" thêm thời gian thay vì thua thảm bại vào mùa hè năm 1945. Thực tế thì việc các nhà máy của Đức bị máy bay Đồng minh đánh bom nặng nề cũng là một trong những lý do chính khiến quân Đức trên chiến trường càng về cuối chiến tranh càng dễ... thua. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy giống như nhiều dự án khác của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Rheintochter có thiết kế quá vượt thời đại. Điều này khiến cho việc hoàn thiện nó trong điều kiện khoa học kỹ thuật đương thời là quá bất khả thi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh tên lửa Rheintochter trong một phi vụ phóng thử, các tài liệu còn sót lại của phát xít Đức cũng không cho biết loại tên lửa này dẫn đường bằng gì và có cơ chế kích nổ ra sao. Nguồn ảnh: Warhistory.
Hiện tại các phiên bản của tên lửa Rheintochter xuất hiện trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới đều là bản sao dựa trên những hình ảnh hiếm hoi còn sót lại trong các tài liệu Đức chưa kịp tiêu huỷ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí tên lửa Rheintochter còn có cả phiên bản tự hành được thiết kế đặt trên khung gầm xe tăng hạng trung Panther. Tất nhiên là phiên bản này vĩnh viễn chỉ nằm trên giấy, chưa từng được sản xuất thử. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo