Quốc tế

Điểm nóng Bắc Cực: "Tiền duyên" chiến lược mới của Mỹ đến gần Nga

Các động thái gần đây của Mỹ tại Bắc Cực đang được xem có nét tương đồng với hành động của Mỹ từng làm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nga nhận số lượng lớn xe tăng T-72B4 ngay trong năm 2020 / Bức ảnh hé lộ vũ khí chống vệ tinh của Nga?

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ thúc đẩy động thái ở Bắc Cực nhằm kiềm chế Liên Xô. Mỹ và liên minh NATO đã bố trí nhiều binh lực, hệ thống tên lửa quy mô lớn ở vành đai Alaska – Canada – Greenland – Iceland - Anh và Na Uy giám sát Liên Xô. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cắt giảm đầu tư vào khu vực Bắc Cực, rút lực lương thường trực, ngừng các cuộc diễn tập và ra khỏi biên giới Bắc Cực.

Điểm nóng Bắc Cực: "Tiền duyên" chiến lược mới của Mỹ đến gần Nga - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Economist

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, sự trở lại của Mỹ bằng tàu chiến đang khiến cho Bắc Cực lại ở tâm điểm nhiều chú ý từ giới quan sát.

Theo tờ Economist, sự hiện diện của của Mỹ có thể đại diện cho một phần leo thang căng thẳng của lực lượng Hải quân NATO ở Bắc Cực. Vào năm 2018, liên minh NATO có sự tham gia của Thụy Điển và Phần Lan đã tổ chức một cuộc tập trận lớn nhất có tên là Trident Jucture lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh ở Na Uy. Điều này đánh dấu việc triển khai đầu tiên của tàu sân bay Mỹ ở Bắc Cực trong suốt ba thập kỷ. Các tàu chiến của phương Tây đã liên tục cập bến ở đó. Vào ngày 1/5, hai tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân, tàu hỗ trợ và máy bay tuần tra hàng hải tầm xa của Mỹ cùng với tàu khu trục của Anh đã thực hiện diễn tập các kỹ năng săn tàu ngầm ở biển Na Uy.

Theo tờ báo, các cuộc diễn tập như vậy không diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, vào ngày 4/5, một số tàu quay vòng lại đi về phía bắc ở biển Barent cùng với tàu khu trục thứ ba mặc dù các tàu Mỹ và Anh thường xuyên đi dạo trong khu vực và có khả năng theo dõi các diễn biến tập trận của Nga. Vào ngày 7/5, Hải quân Nga đã chào đón các vị khách không mong muốn và thông báo rằng sẽ tiến hành các cuộc diễn tập thực tế ở biển Barent và bắn đạn thật. Vào ngày 8/5, sau khi thông báo lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở sân sâu của Nga thì các tàu của NATO đã rời đi.

Giới quan sát cho rằng, đây là quyết định quan trọng. Việc triển khai tàu khu trục có hệ thống tên lửa phòng thủ và tên lửa hành trình tấn công mặt đất là quyết định dứt khoát. Giới quan sát cho rằng, khu vực này là trái tim của sức mạnh hải quân Nga, bao gồm cả các vũ khí hạt nhân tàu ngầm của đất nước. Hạm đội phía Bắc của Nga có trụ sở ở Severomorsk tại bán đảo Kola.

Hải quân phương Tây lo lắng rằng dịch bệnh Covid-19 không hề ảnh hưởng đến "thanh kiếm" của họ. Tuy nhiên, lợi ích tập trung tại vùng viễn Bắc đã có trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Một trong số các mục tiêu tiếp cận ở biển Barents đều được xem là vi phạm tự do hàng hải. Hải quân Mỹ cho biết, Nga liên tục áp dụng các quy tắc đối với các tàu muốn đi qua Tuyến đường biển phía Bắc (NSR).

 

Mỹ cho rằng, các tàu chiến nước ngoài có quyền đi ngang qua lãnh hải theo luật biển. Mặc dù cuộc diễn tập tuần tước không hề đi vào trong Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) nhưng Washington đang ngầm định khả năng sẽ tiến vào khu vực NSR trong tương lai.

Thêm vào đó, Bắc Cực là vùng nhiều chú ý trong chính sách quốc phòng của NATO. Nga tăng cường hạm đội phía Bắc trong những năm gần đây, bổ sung thêm các hệ thống phòng không, kho tên lửa và tàu mới.

"Tàu ngầm Nga vẫn vượt trội so với các tàu ngầm Mỹ", ông Michael Kofman thuộc trung tâm phân tích Hải quân cho biết.

"Các hoạt động của tàu ngầm Nga luôn đạt cấp độ cao nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh", Chỉ huy trưởng quân đội NATO cho biết.

"Hải quân Nga ngày nay hoạt động mạnh hơn so với những năm 1990 và 2000", ông Lofman nhấn mạnh. "Tuy nhiên, sự tập trung lần này của Hải quân Nga đang khiến các nhà hoạch định NATO lo lắng. Các tàu ngầm mới của Nga vẫn được trang bị tốt".

 

Nga chủ yếu sử dụng tàu ngầm tấn công để bảo vệ pháo đài – khu vực ở biển Barents và biển Okhotsk có tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân. Tuy nhiên, một số thành viên NATO lo ngại rằng, một số rủi ro có thể ảnh hưởng đến liên minh. Lực lượng hải quân Nga được biết đến là Tổng cục Nghiên cứu nước sâu(GUGI) có thể thực hiện mục tiêu ngang qua Đại Tây Dương.

Theo tờ Economist, cho đến hiện tại, cách thức của NATO vẫn tiếp tục tái đầu tư vào năng lực chống tàu ngầm sau nhiều thập kỷ bị lãng quên. Mỹ đưa các máy bay tuần thám P8-Poseidon từ Iceland trong khi Anh và NA Uy thiết lập phi đội P8 của riêng họ vào Bắc Cực và mục tiêu chính là theo dõi và giám sát tàu ngầm hạt nhân của Nga.

Tuy nhiên, vành đai phòng thủ không thể đủ. Một thế hệ tên lửa mới từ tàu Nga có thể tấn công vào tàu hoặc lãnh thổ NATO.

"Việc phát triển công nghệ là mối đe dọa mới đối với liên minh NATO", Dịch vụ thông tin Internet (IISS) khẳng định.

"Các động thái diễn ra dường như tương tự với những năm 1980. Chiến lược hàng hải tối tân đang tiến gần về hạm đội phía bắc Nga thay vì ở phía Nam", ông Niklas Granholm- Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển nhắc đến sự hiện diện của người Anh ở biển Barent nói.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm