Syria nhờ Nga nâng cấp Su-22 với việc bỏ đi 'đôi cánh ma thuật'
Syria bắt đầu nhờ Nga nâng cấp cường kích Su-24 để có thể tăng cường năng lực tác chiến trước bối cảnh chiến trường tiếp tục căng thẳng khi họ vừa phải đối đầu với phiến quân vừa phải phải căng mình chống đỡ với không quân Israel.
Bức ảnh hé lộ vũ khí chống vệ tinh của Nga? / Không quân Mỹ tiết lộ nhiệm vụ bí mật của X-37B
Theo nguồn tin này, bên cạnh việc gia cố khung thân, kéo dài thời hạn sử dụng thì thay đổi đáng kể nhất trên khung vỏ Su-22 chính là đôi cánh cụp cánh xòe cũ đã được thay thế bằng cánh cố định gắn ở góc 45 độ.
Thay đổi lớn nhất để Su-22 có thể lột xác chính là trang bị cho chiến đấu cơ này radar đa năng PhaThom - đây là sản phẩm liên doanh giữa Phazatron và Thomson-CSF đã thế chỗ hệ thống Klen.
Căn cứ vào những thông tin được công khai, radar PhaThom có khả năng phát hiện vật thể bay với diện tích phản xạ radar 5m2 từ khoảng cách 75 km, theo dõi 10 mục tiêu và tiến công đồng thời 2 mục tiêu.
Và để dòng cường kích này trở thành chiến đấu cơ đa năng thực sự, nhà sản xuất Nga còn trang bị cho máy bay các hệ thống điện tử hàng không và phần mềm điều khiển hiện đại, cho phép tương thích với cả vũ khí hệ Nga lẫn NATO.
Với gói nâng cấp này, nhà sản xuất Sukhoi của Nga tin rằng, những chiếc cường kích Su-22 của Không quân Syria đã lột xác hoàn toàn và trở thành chiến đấu cơ đa năng đủ sức độc lập tác chiến và đương đầu với bất kỳ tiêm kích hiện đại nào, dù đó là F/A-18 của Mỹ.
Tuy vậy giới quan sát cho rằng dù Su-22 được Nga nâng cấp với những cải tiếng mang tính cách mạng nhưng nó sẽ khó lòng đương đầu được với tiêm kích F/A-18 của Mỹ.
Tải trọng tối đa của Su-22 chỉ ở mức 4 tấn vũ khí trong khi phiên bản F/A-18C/D đã mang tới 7 tấn, thậm chí ở phiên bản F/A-18E/F có thể mang tới hơn 8 tấn vũ khí, gấp đôi so với Su-24.
Với việc mất đi đôi cánh ma thuật (cánh cụp - cánh xòe), sức cơ động của Su-22 sẽ giảm đáng kể, chúng cũng không thể bay ở độ cao thấp như trước.
Mặt khác do khung thân của Su-22 được chế tạo với cửa hút khí ở mũi khiến cho việc trang bị thiết bị điện tử bị hạn chế do thiếu không gian.
Dù được trang bị radar nhưng tầm phát hiện mục tiêu của Su-22 vẫn thua kém rất nhiều so với các chiến đấu cơ F/A-18.
Nhiệm vụ chính thiết kế ban đầu của Su-22 là chi viện hỏa lực đường không tầm thấp nên vũ khí chủ yếu phục vụ cho tấn công mặt đất, vì thế việc nâng cấp để chúng có thể tác chiến đa năng vẫn rất hạn chế.
Vì vậy, Su-22 khi được nâng cấp sẽ tăng đáng kể sức mạnh so với nguyên mẫu giúp chúng có thể tác chiến trên không, nhưng sẽ khó lòng đủ sức đương đầu với những chiến đấu cơ thế hệ thứ tư như F/A-18 hay F-15.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Hiện nhà sản xuất Sukhoi đang hợp tác với Không quân Syria thực hiện gói nâng cáp với chiến đấu cơ Su-22 nhằm tăng năng lực tác chiến trong bối cảnh chiến trường nước này ngày càng căng thẳng.