Quốc tế

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 3/10

Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 3/10/2023.

Bí ẩn vật liệu 'vua của kim loại' giúp máy bay đạt tốc độ hơn 3.600 km/h / Quân sự thế giới hôm nay (2/10): Mỹ tiếp tục phóng thử tên lửa hạt nhân Trident II

Máy bay ném bom Nga xuất kích, phá hủy mục tiêu của Ukraine trên đảo Rắn: Nga và Ukraine ngày 1/10 tuyên bố đã phá hủy các thiết bị quân sự, bắn hạ nhiều máy bay không người lái và đẩy lùi các cuộc tấn công của nhau.

Máy bay quân sự Nga. Minh họa: Eurasian Times.

Máy bay quân sự Nga. Minh họa: Eurasian Times.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã đẩy lùi cuộc tấn công của Ukraine theo hướng Donetsk, Zaporizhzhia, Kherson và Kupiansk, phá hủy xe tăng, xe bọc thép, trạm radar của Ukraine cùng nhiều loại thiết bị khác như pháo phản lực M777 do Mỹ sản xuất, pháo tự hành Crab do Ba Lan chế tạo và pháo FH70 do Anh sản xuất.

Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong 24 giờ qua, đã xảy ra 30 cuộc giao tranh trên tiền tuyến. Quân đội Ukraine đã đẩy lùi bước tiến của Nga theo các hướng Red Lyman, Avdeyevka, Maryinka và Zaporizhzhia, đồng thời tấn công khu vực tập trung nhân lực và thiết bị của Nga, cơ sở phòng không, điểm kiểm soát, kho đạn dược, bắn hạ 16 đơn vị pháo binh Nga.

Ông Medvedev cảnh báo sẽ có thể tấn công chuyên gia quân sự Anh: Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 1/10 cảnh báo, nước này có thể tấn công các chuyên gia quân sự Anh được triển khai đến Ukraine để huấn luyện cho binh sĩ Ukraine.

Trong thông báo trên Telegam, ông Dmitry Medvedev nêu rõ: “Quyết định của Anh sẽ biến những quân nhân huấn luyện quân sự của họ trở thành mục tiêu hợp pháp cho các lực lượng vũ trang Nga. London nên hiểu rằng, các quân nhân này sẽ bị bắn hạ, không phải với tư cách là lính đánh thuê mà với tư cách là các chuyên gia quân sự của NATO”.

Ông Medvedev cũng cho rằng, các nhà máy của Đức sản xuất tên lửa Taurus đang “đẩy chúng ta tới Thế chiến thứ ba”. “Họ nói rằng điều này phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong trường hợp đó, việc tấn công các nhà máy của Đức – nơi sản xuất tên lửa Taurus cũng sẽ hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế”.

 

Khoảnh khắc Nga tấn công chính xác vào Lữ đoàn cơ giới 72 của Ukraine: Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố clip ghi cảnh lực lượng của họ tấn công chính xác bằng tên lửa vào Lữ đoàn cơ giới 72 của Ukraine. Theo thông báo chính thức của Nga, quả tên lửa đã đánh trúng binh sĩ, xe thiết giáp và đạn dược của đối phương.

Phương Tây phá vỡ giới hạn khi cung cấp vũ khí tối đa cho Ukraine: Sự hỗ trợ quân sự của các nước phương Tây tiếp tục phá vỡ giới hạn sau khi các nước phương Tây tuyên bố sẽ gửi chuyên gia cũng như tên lửa hàng trình tối tân tới Ukraine. Những động thái của các nước phương Tây đã ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh từ Nga bởi những yếu tố này vốn được xem là “lằn ranh đỏ” có thể đẩy cuộc xung đột tại Ukraine đi vào ngõ cụt.

Truyền thông Đức dẫn nguồn tin thân cận với chính phủ Đức cho biết, nước này đang cân nhắc cung cấp tên lửa hành trinh Taurus KEPD-350 cho Ukraine. Đây được xem là một trong những tổ hợp vũ khí hiện đại nhất hiện được quân đội Đức sử dụng và là 1 trong 8 loại tên lửa hành trình tiến tiến nhất của thế giới hiện nay.

Lầu Năm Góc "cạn kiệt gần như mọi viện trợ quân sự có sẵn cho Ukraine": Một quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc giấu tên vừa cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ "đã cạn kiệt gần như mọi viện trợ quân sự có sẵn cho Ukraine".

Bình luận của quan chức Lầu Năm Góc nói trên được đưa ra sau khi Quốc hội Mỹ chặn bất cứ quỹ mới nào dành cho Ukraine trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ cố gắng ngăn kịch bản chính phủ Mỹ phải đóng cửa.

 

Chính quyền Tổng thống Biden vẫn kêu gọi viện trợ thêm 20,6 tỷ USD cho Ukraine nhưng Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy quyết định loại bỏ các viện trợ như vậy khỏi chi tiêu của chính phủ nhằm ngăn ngừa nguy cơ đóng cửa càng sớm càng tốt.

Bước lùi của NATO trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine giữa thời điểm then chốt: Ukraine đã nhận được những tin tức không mấy tích cực từ các đối tác NATO giữa bối cảnh nước này đang tiếp tục nỗ lực phản công nhằm giành lại các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát.

NATO xuất hiện như một đồng minh quan trọng của Ukraine sau khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 2/2022. Liên minh quân sự này đã cung cấp cho Ukraine hàng chục tỷ USD vũ khí và tài chính.

Tuy nhiên, tuần vừa qua, cả Mỹ và Slovakia - hai nước NATO đều có những thông tin không mấy tốt đẹp cho Ukraine, đe dọa nguồn hỗ trợ nhân đạo và quân sự mà Kiev nhận được giữa bối cảnh xung đột tiếp diễn.

Ngày 30/9, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn kéo dài 45 ngày, sau một vài tuần đảng Cộng hòa bất đồng về việc ngân sách nên cắt giảm bao nhiêu và các ưu tiên là gì. Cuối cùng, dự luật này đã nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng nhưng lại không bao gồm khoản ngân sách hỗ trợ bổ sung cho Ukraine.

 

Thủ tướng Anh bác bỏ kế hoạch đưa quân đội tới Ukraine: Ngày 1/10, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết, nước này chưa có kế hoạch triển khai quân đội tới Ukraine.

Tuyên bố nhằm bác bỏ những đề nghị của Tân Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps về việc đưa quân đội nước này tới Ukraine cho công tác huấn luyện.

Thủ tướng Anh khẳng định, điều đó có thể diễn ra trong một tương lai xa và vấn đề có tính lâu dài. Hiện sẽ không có binh sĩ Anh nào được cử tới Ukraine khi mà xung đột vẫn còn.

- Video Quân đội Nga tấn công chớp nhoáng ở Kleshcheevka. Nguồn: RT.
Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm