Quốc tế

Đức mua vũ khí chặn đòn siêu thanh trên Baltic

Nhà thầu Raytheon và Hải quân Đức vừa ký hợp đồng mua hệ thống đánh chặn tầm gần SeaRAM để đối phó với nguy cơ từ vũ khí siêu thanh.

Xem chiến đấu cơ Nga nã tên lửa phá hủy 'sở chỉ huy của đối phương' / Syria vẫn còn 2 điểm nóng chưa được dập tắt

Bản hợp đồng có tổng trị giá hơn 7 triệu USD và đã được Bộ Tư lệnh Hệ thống Biển Hải quân Mỹ cho phép theo Chương trình hợp tác quốc tế giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức.

Những hệ thống Đức đặt mua thuộc phiên bản SeaRAM Block 2A sẽ được ưu tiên trang bị cho những chiến hạm thế hệ mới lớp Baden-Wurttemberg. Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này chính thức gia nhập đội hình tác chiến của Hải quân Đức giữa năm 2019.

Duc mua vu khi chan don sieu thanh tren Baltic
Hệ thống SeaRAM.

"Dù là hệ thống phòng thủ tầm gần nhưng SeaRAM được cho là có khả năng đánh bại mọi cuộc tấn công chống hạm từ đối phương bằng vũ khí tốc độ cao. Đây chính là lý do chúng tôi trang bị vũ khí này cho chiến hạm của mình để đối phó với những nguy cơ mới", một đại diện của Hải quân Đức cho biết.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm gần SeaRAM được phát triển dựa trên hệ thống hệ thống pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS Mk-15 Block 1B vốn đang được Hải quân Mỹ trang bị cho các tàu chiến của nước này.

Về thiết kế tổng thể Phalanx CIWS và SeaRAM gần như tương đồng, chỉ có khác biệt duy nhất là toàn bộ tổ hợp pháo M61A1 Gatling 20mm của Phalanx CIWS được thay thế bằng một tổ hợp ống phóng gồm 11 tên lửa phòng không trên hạm RIM-116.

Các tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar và quang điện tử vốn được tích hợp sẵn trên SeaRAM tương tự như trên Phalanx CIWS. SeaRAM cũng có thể được xem là biến thể thu nhỏ của hệ thống tên lửa phòng không RIM-116.

Khác với SeaRAM, người tiền nhiệm của nó là RIM-116 được trang bị tới 21 tên lửa đất đối không và có kích thước lớn hơn khá nhiều, tuy nhiên nó lại không sử dụng hệ thống radar hoặc hệ thống dẫn dẫn đường quang hồng ngoại được tích sẵn như trên SeaRAM.

 

Các tên lửa đất đối không của RIM-116 hay SeaRAM có trọng lượng khoảng 73.5kg và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 11.3kg với chiều dài gần 2.8m có thể bay với tốc độ Mach 3.

Tầm bắn hiệu quả của RIM-116 lên tới 9km và có thể được dẫn đường bằng nhiều chế độ khác nhau. Hệ thống có thể đối phó được những mục tiêu máy bay không người lái mang vũ khí, tên lửa hành trình, tên lửa hành trình siêu thanh...

Được biết, Hải quân đã quyết định đóng 4 tàu lớp Baden-Wurttemberg. Hai chiếc đầu tiên đã được trang bị trong năm 2019, trong khi hai chiếc còn lại sẽ được hoàn thành ngay trong năm 2020. Theo Naval Today, hiện nay Đức đang cân nhắc đóng thêm lô thứ 2 gồm 4 chiến hạm lớp Baden-Wurttemberg.

Điều đặc biệt là tất cả những chiến hạm thế hệ mới này đều được tích hợp hệ thống SeaRAM và được triển khai tại khu vực biển Baltic nhằm mục đích chính là kiềm chế Hải quân Nga, cụ thể là Hạm đội Baltic.

Chiến hạm lớp Baden-Wurttemberg được Hải quân Đức xếp hạng khinh hạm nhưng có lượng giãn nước đầy tải lên tới 7.200 tấn và chiều dài 150 m, đây chính là chiếc frigate lớn nhất thế giới, thực chất nó phải được phân loại là khu trục hạm.

 

Sau khi tất cả những chiến hạm này chính thức gia nhập hạm đội, Baden-Wurttemberg cùng với khu trục hạm phòng không F124 Sachsen sẽ tạo ra biên đội tác chiến nhằm giành sự thống trị trên biển Baltic trước Hải quân Nga.

Tàu được thiết kế theo công nghệ module hiện đại có tính tùy biến cao, đảm đương tốt mọi nhiệm vụ từ tác chiến chống tàu mặt nước, phòng không cho tới tấn công mặt đất, trinh sát.

Ngoài ra hình dáng góc cạnh nhằm giảm bộc lộ tín hiệu radar, vật liệu chế tạo tiên tiến... khiến chiếc chiến hạm này rất khó bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát điện tử, hồng ngoại cũng như âm thanh của đối phương.

Cảm biến chính của Baden-Wurttemberg là radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) TRS-4D/NR có độ phân giải cao và tầm trinh sát xa, cho khả năng nhận dạng chính xác mục tiêu trên không cũng như trên biển.

Đi kèm theo đó là các loại radar dẫn đường hàng hải, thiết bị trinh sát quang học, thông tin liên lạc tối tân có nguồn gốc từ Mỹ và châu Âu. Tất cả những trang bị này hội tụ trên Baden-Wurttemberg tạo thành lớp chiến hạm được đánh giá có sức mạnh hàng đầu tại Baltic.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm