Đức sản xuất tổng cộng bao nhiêu tên lửa V-2 trong CTTG 2?
Trong thời gian từ năm 1942 cho tới khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, lực lượng tên lửa Đức đã sản xuất được một lượng tên lửa V-2 cao kỷ lục.
Chạy được có 200km, xe tăng tối tân nhất Thụy Sĩ còn làm được gì? / Ông Trump không có kế hoạch gặp ông Tập Cận Bình trước tháng 3
Tên lửa V-2 được Đức bắt đầu sản xuất từ năm 1942 cho tới tận khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Trong các tài liệu kỹ thuật của Đức, loại tên lửa này còn có tên là A4. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tổng cộng đã có 5.200 quả tên lửa V-2 được Đức sản xuất trong suốt cuộc chiến, phần lớn trong số chúng đã được sử dụng để tấn công nước Anh và mặt trận phía Tây. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Đây được xem là loại tên lửa đạn đạo tầm xa có dẫn đường đầu tiên trên thế giới dù rằng cơ cấu dẫn đường của V-2 là cực kỳ thô sơ và thiếu chính xác. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng và cũng là loại tên lửa đầu tiên sử dụng động cơ kiểu này. Năm 1944, đây cũng là loại tên lửa nhân tạo đầu tiên vượt ra ngoài quỹ đạo Trái Đất trong một lần phóng thử nghiệm của Đức. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Theo các tài liệu thống kê được hãng tin BBC đưa ra năm 2011, tên lửa V-2 của Đức quốc xã được coi là thủ phạm của 9.000 cái chết ở Mặt trận phía Tây và gián tiếp dẫn đến cái chết của 12.000 nhân công lao động khổ sai trong các bãi thử và nhà máy chế tạo V-2. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Về cơ bản, tên lửa V-2 có trọng lượng 12.500 tấn, chiều dài 14 mét, đường kính 1,65 mét và có đầu đạn nặng tới 1000 kg - trọng lượng đầu đạn mà nhiều quốc gia sản xuất được tên lửa hành trình ở thời điểm hiện tại vẫn chưa đạt được. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Lượng nhiên liệu của tên lửa V-2 là 3810 kg trong đó có 75% là ethanol và 25% là nước tinh khiết. Một vài phiên bản sử dụng nhiên liệu là ô-xy lỏng với tổng lượng nhiên liệu là 4910 kg. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Độ cao tối đa mà loại tên lửa này có thể đạt được là 88 km khi tấn công mục tiêu tầm xa hoặc lên tới 206 km khi phóng thử nghiệm lên quỹ đạo. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
V-2 có tốc độ tối đa 5760 km, tuy nhiên cơ chế hoạt động của nó khiến cho V-2 giảm dần tốc độ khi tiếp cận mục tiêu và theo lý thuyết, tốc độ tối đa của V-2 chỉ là 2800 km khi nó đâm vào mục tiêu. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Cơ chế dẫn đường thô sơ của V-2 bao gồm một con quay hồi chuyển để giữ thăng bằng cho quả tên lửa này và một gia tốc kế để xác định quãng đường nó đã bay qua. Khi đến mục tiêu được cài đặt trước, gia tốc kế sẽ ngắt nhiên liệu để tên lửa mất độ cao và rơi dần. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Cơ chế dẫn đường này khiến cho độ chính xác của V-2 là không cao, nó thường dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như gió hay khí hậu. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả Anh, Mỹ và Liên Xô đều thu thập các tài liệu về tên lửa V-2 của Đức để từ đó phát triển khoa học tên lửa thực nghiệm cho quốc gia mình. Xét ở một khía cạnh nào đó, có thể coi V-2 chính là nền móng của ngành khoa học tên lửa hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo