Đức sẽ cắt một nửa viện trợ quân sự cho Ukraine
Tiêm kích Mirage 2000-5 sẽ đến chiến sự sớm hơn dự kiến / Nga thách thức ưu thế trên không của NATO
Đức hiện đóng vai trò nhà viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine tại châu Âu. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi khi Bộ trưởng Tài chính Đức cho biết Berlin sẽ cắt giảm một nửa viện trợ trong tương lai cho Ukraine để thực hiện các ưu tiên chi tiêu khác.
Tờ Politico (Mỹ) đưa tin, Ngày 17/7, chính phủ Đức đã đưa ra chi tiết ngân sách sơ bộ năm 2025, trong đó viện trợ quân sự cho Ukraine dự kiến sẽ bị cắt giảm một nửa xuống chỉ còn 4 tỷ euro.
Phát biểu sau khi nội các thông qua dự thảo ngân sách, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói rằng Ukraine sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào vốn từ "các nguồn châu Âu" cũng như nguồn thu có thể khai thác từ các tài sản bị phong tỏa của Nga. Ông nói thêm: “Mục tiêu là cung cấp 50 tỷ USD trong năm nay, Ukraine sau đó có thể tự quyết định biện pháp sử dụng chúng”.
Mặc dù nội các đã ủng hộ dự thảo, nhưng rào cản lớn hơn sẽ nằm ở Quốc hội, nơi các nghị sĩ từ cả ba đảng cầm quyền sẽ phải thảo luận chi tiết vào cuối năm nay. Tính linh hoạt tài chính của Đức bị hạn chế đáng kể bởi trần nợ theo hiến pháp, hạn chế thâm hụt liên bang ở mức 0,35% GDP, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp. Bộ trưởng Lindner từng phản đối việc tuyên bố xung đột Ukraine là một trường hợp khẩn cấp.
Về tổng thể, Đức là nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ. Vào năm 2024, ngân sách của Berlin dành cho Kiev được đặt ở mức gần 7,5 tỷ euro. Mặc dù Đức dự kiến giảm viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng ngân sách quốc phòng dự kiến cho năm 2025 của Berlin sẽ tăng 1,3 tỷ euro so với năm 2024. Con số này vẫn thấp hơn mức tăng 6 tỷ euro mà Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius đề xuất.
Ngoài hàng nghìn quả đạn pháo và xe bọc thép, chính phủ Đức còn hỗ trợ đáng kể cho phòng không và các hệ thống khác của quân đôi Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius đã thúc đẩy các nước khác làm theo, đặc biệt là về phòng không.
Đức từng vấp phải chỉ trích bởi liên tục không đạt được mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là chi 2% GDP cho quốc phòng. Đức đặt mục tiêu thực hiện được yêu cầu của NATO vào năm 2025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo