Quốc tế

F-16 không tồn tại lâu nếu đến điểm nóng

Theo chuyên gia quân sự Anh Justin Bronk, nếu Mỹ quyết định chuyển tiêm kích F-16 cho Ukraine để đối đầu với Nga, chúng sẽ không tồn tại được lâu.

Cải tiến đặc biệt khiến oanh tạc cơ B-1B Lancer bội phần đáng sợ / Mỹ sợ Nga lấy mất 'báu vật' trên M1A1

Justin Bronk (hiện là chuyên gia phân tích quân sự của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh - RUSI) cho rằng, nếu Kiev cuối cùng cũng có được máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cũng sẽ không thay đổi được gì bởi chúng không tồn tại được lâu trước hỏa lực của Moscow.

F-16 còn được biết đến với tên gọi Fighting Falcon là chiến đấu cơ đa năng do hãng General Dynamics của Mỹ phát triển. Máy bay được thiết kế để hoạt động với điều kiện các căn cứ không quân và đường băng được chuẩn bị đặc biệt chu đáo - điều mà Ukraine cần phải nỗ lực.

Chuyên gia Bronk cho biết, hầu hết các sân bay của Ukraine đều quá ngắn và "khắc khổ" để cho phép sử dụng an toàn cho những chiếc F-16 đầy tải.

"Bạn sẽ phải làm rất nhiều việc để đưa những đường băng kiểu Liên Xô cũ của Ukraine trở nên đủ tiêu chuẩn để sử dụng F-16 mà không có nguy cơ cao bị các mảnh vỡ vật thể lạ xâm nhập và làm hỏng động cơ", Bronk cho biết.

Có một số lý do tại sao các máy bay phản lực F-16 yêu cầu các sân bay cụ thể. Trước hết, những chiếc F-16 có thiết bị hạ cánh khá nhẹ, do đó máy bay phản lực không nặng hơn mức cần thiết. Có thể dễ dàng phân biệt F-16 với các chiến đấu cơ khác nhờ cửa hút gió lớn ngay dưới mũi.

Nó có thể hút mọi thứ từ mặt đất vào đó. Chính vì vậy, F-16 thường yêu cầu đường băng rất sạch sẽ, được bảo dưỡng rất tốt ở căn cứ không quân sau mỗi lần cất cánh.

Tiêm kích F-16.

Tiêm kích F-16.

Do đó, nếu Mỹ vẫn quyết định bàn giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, chính quyền Kiev sẽ phải đối mặt với nhiều công việc liên quan đến tái tạo bề mặt đường băng hiện có, mở rộng đường băng...

Nhưng thực tế của vấn đề là, tất cả công việc bảo trì và sửa đổi đó có thể rất dễ thấy đối với các vệ tinh của Nga. Mặc dù các căn cứ không quân của Ukraine chưa bị Nga nhắm mục tiêu trong quá trình thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến nay vì lực lượng không quân của Kiev không gây ra đe dọa với Moscow.

"Nếu Ukraine bắt đầu tiến hành cải tạo và nâng cấp các sân bay hoặc căn cứ không quân để tiếp nhận chiến đấu cơ phương Tây viện trợ, thì chắc chắn rằng ở đó sẽ hứng chịu những đợt tấn công khủng khiếp từ Nga.

Bởi tất cả các căn cứ không quân của Ukraine đều nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và các đợt không kích của tiêm kích Nga. Hay nói một cách ngắn gọn là tất cả phi đội F-16 của Ukraine sẽ bị tiêu diệt bởi tên lửa Nga", ông Justin Bronk nói.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào đầu năm 2022, chế độ Kiev đã không ngừng yêu cầu bên cạnh số lượng vũ khí khổng lồ đã được chuyển giao cho họ, các nước phương Tây phải cung cấp chiến đấu cơ để thay thế phi đội MiG-29 và Su-27 đang suy yếu từ thời Liên Xô.

 

Một số nước phương Tây cho đến nay đã miễn cưỡng gửi máy bay phản lực thời Liên Xô, trong đó có Ba Lan và Slovakia. Hai quốc gia này này cam kết với Kiev sẽ cung cấp số lượng lớn MiG-29 cũ hiện Ukraine đang có trong trang bị.

Theo Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchell là Douglas Birkey, các đánh giá tình báo của Mỹ cho thấy Ukraine sắp hết tên lửa đất đối không và khi đó Nga sẽ giành lấy không phận Ukraine.

Sau khi Đức và Mỹ cam kết cung cấp cho quân đội Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard và Abrams vào tháng 1 năm 2023, một số quan chức hàng đầu của Kiev bắt đầu kêu gọi chính quyền Biden tiến xa hơn nữa và gửi máy bay chiến đấu F-16 đến Ukraine.

Một số nhà lập pháp Mỹ từ cả hai đảng, đã tham gia vào những lời kêu gọi đó, nhấn mạnh rằng các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất có thể chứng minh tính quyết định đối với việc kiểm soát không phận Ukraine trong năm nay trong một bức thư mà họ gửi cho Tổng thống Biden vào ngày 16/2.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần loại trừ khả năng gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Kiev. Phát biểu với đài truyền hình quốc gia Mỹ ngày 24/2/2023, ông Biden nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện không cần F-16, đồng thời nói thêm rằng không có cơ sở nào để Mỹ chuyển F-16.

 

Tuy nhiên, sau đó tổng thống Mỹ đã bỏ ngỏ khả năng chuyển giao F-16 cho Ukraine khi nói rằng điều đó không có nghĩa là "không bao giờ".

Một đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, Adam Smith, cho biết vào tháng 2/2023 rằng ủy ban đã kết luận việc gửi F-16 đến Ukraine không phải là một cách sử dụng vũ khí khôn ngoan.

"Chúng tôi đã xem xét yêu cầu đó... Chúng tôi đã xem xét điều đó và chúng tôi xác định rằng đó không phải là cách sử dụng khôn ngoan các nguồn lực cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga", ông Adam Smith nói.

Ông này cũng lưu ý thêm rằng sẽ mất rất nhiều thời gian và tiêu tốn một khoản tiền đáng kể để thậm chí giao F-16 cho Ukraine, đào tạo phi công và thợ máy, tạo sân bay để chứa máy bay và cung cấp phụ tùng thay thế cần thiết để duy trì hoạt động của chúng.

Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng viện trợ quân sự của Mỹ và các đồng minh cho Kiev chỉ kéo dài cuộc xung đột Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng các nước NATO đùa với lửa bằng cách cung cấp vũ khí cho Kiev và bất kỳ đoàn xe vũ khí nào tới Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của các lực lượng Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm