F-16 Venezuela bay 'cắt mặt' tàu chiến Mỹ để hộ tống tàu chở dầu Iran
Những chiến đấu cơ F-16 và Su-30MK2 của Venezuela đã bay cắt mặt các tàu chiến Mỹ để hộ tống tàu chở dầu Iran đi an toàn vào hải phận của nước này.
Ngoại trưởng Mike Pompeo: Mỹ trừng phạt các bước đi bên “miệng hố chiến tranh” của Iran / Vì sao Iran muốn mua loạt vũ khí tối tân của Nga ngoại trừ xe tăng T-90?
Vào chiều tối ngày 25/5, tàu chở dầu Iran mang tên Fortune đi tiên phong đã tới đích an toàn, sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan và biên phòng với các cơ quan hữu quan của Venezuela. Sau đó, hàng chục nghìn thùng nhiên liệu đã bắt đầu được bơm lên bể chứa chuyên dụng của nước chủ nhà.
Được biết, trước khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela, tàu Fortune đã bị 3 tàu chiến Mỹ bám theo, bên cạnh đó còn có một con tàu dân sự nhưng là loại đặc chủng chuyên cung ứng xa bờ treo cờ Mỹ đã áp sát, theo dõi tận tới khi "đụng" tàu chiến hải quân và máy bay F-16 và Su-30MK2 của không quân Venezuela mới chịu rời đi.
Hiện những chiếc F-16 mua từ Mỹ đang là chiến đấu cơ chủ lực của không quân Venezuela bên cạnh các chiến đấu cơ Su-30MK2 mua từ Nga.
Việc không quân Venezuela điều các chiến đấu cơ F-16 và Su-30MK2 hộ tống tàu chở dầu Iran đã ít nhiều khiến các chiến hạm của Mỹ đang áp sát phải dè chừng.
Theo thống kê, hiện tại quân đội Venezuela vẫn còn trong biên chế tới 23 tiêm kích hạng nhẹ F-16.
Các tiêm kích F-16 của Không quân Venezuela đều thuộc biến thể đời đầu (19 chiếc F-16A 1 phi công và 4 chiếc F-16B phiên bản 2 chỗ ngồi) Block 15/20.
Do có thời gian khai thác F-16 khá lâu nên Venezuela hiểu rất kỹ điểm mạnh và điểm yếu của chúng, khi phối hợp với chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MK2, sức mạnh của không quân nước này tăng lên đáng kể.
Tiêm kích F-16 của Venezuela có thể tận dụng đặc điểm nhỏ gọn, linh hoạt, cất cánh từ đường băng ngắn được đồi núi bao bọc để bất ngờ tiếp cận đội hình máy bay ném bom của đối phương.
Mặc dù chịu sự cấm vận của Mỹ, nhưng Venezuela vẫn xoay sở đủ cách để duy trì hoạt động của phi đội tiêm kích F-16.
F-16 là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ.
Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ 4 thành công nhất thế giới.
F-16 Fighting Falcon được trang bị một động cơ phản lực Pratt&Whitney F100-PW-200, lực đẩy tối đa 106 kN có đốt sau.
Động cơ này giúp F-16 đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.200 km/h), bán kính chiến đấu 550 km.
Buồng lái F-16 được thiết kế theo công nghệ "nhà kính" hiện đại với 2 màn hình LCD ở hai bên, màn hình hiển thị HUD phía trước, thanh điều khiển HOTAS bố trí phía bên trái.
Cảm biến chính của máy bay là radar xung Doppler AN/APG-68. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không có diện tích phản hồi radar 5m2 ở cự ly 105 km, tầm trinh sát tối đa 296 km.
Các phiên bản hiện đại hơn được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-80 đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội.
Máy bay được vũ trang pháo M61A1 6 nòng 20 mm bố trí phía bên trái buồng lái. F-16 có 9 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom thông thường, bom thông minh.
Tổng tải trọng vũ khí mang theo khoảng 7 tấn ở các phiên bản đời đầu và tăng lên tới 7,8 tấn ở các phiên bản hiện đại sau này.
Với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng, 4.550 chiếc được sản xuất, F-16 được coi là loại tiêm kích hạng nhẹ thành công nhất thế giới của không quân Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo