Quốc tế

F-22 bộc lộ trên radar rõ hơn tiêm kích thế hệ 4++

Thừa nhận nói trên được giới quân sự Mỹ đưa ra sau khi công bố một số bức ảnh về tình trạng thê thảm của tiêm kích tàng hình F-22.

Triều Tiên bất ngờ thay đổi nhân sự quy mô lớn / Phiến quân bị BM-21 Grad hủy diệt khi cố vượt trạm kiểm soát của Syria

Theo Air Recognition, hiện nay trong một số đơn vị chiến đấu của Không quân Mỹ được trang bị tiêm kích thế hệ 5 F-22 nhưng đã không được bảo trì và nâng cấp đúng mức nên dẫn tới tình trạng F-22 bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt ở phần thân vỏ và lớp phủ tàng hình.

Chính vì vậy đã xuất hiện những hình ảnh thê thảm về F-22 với phần thân vỏ cong vênh và bị hoen rỉ, lớp sơn bên ngoài đã bị mài mòn hết... Mặc dù vậy, chúng vẫn được Không quân Mỹ sử dụng cho hoạt động huấn luyện và làm nhiệm vụ.


Phần thân bỏ bị bong tróc của F-22.

Phần thân bỏ bị bong tróc của F-22.

Việc bảo dưỡng chiếc tiêm kích này tỏ ra cực kỳ vất vả khi các kỹ sư phải tiếp cận với nhiều bộ phận, chi tiết rất nhỏ nằm sâu bên trong máy bay."Chúng đã không còn là tiêm kích tàng hình đúng nghĩa, thậm chí những chiếc F-22 còn dễ bộc lộ trên màn hình radar hơn cả chiến đấu cơ thế hệ 4++ như Su-35 của Nga hay Rafale của Pháp", một vị đại diện của Không quân Mỹ thừa nhận.

Được trang bị một lớp vỏ với công nghệ hiện đại có khả năng hấp thụ sóng radar của đối phương nhưng chính lớp vỏ này lại khiến các kỹ sư bảo dưỡng phải vất vả hơn bao giờ hết vì phải tuyệt đối không được làm... xước máy bay.

Trái ngược với công việc của các kỹ sư lắp ráp và chế tạo, công việc của các kỹ sư bảo dưỡng lại là tháo ra, kiểm tra và thay thế các bộ phận đã quá tuổi hoặc đã hỏng trên chiếc chiến đấu cơ đắt tiền này.

Thực tế, việc bảo dưỡng còn khó khăn hơn nhiều so với công việc lắp ráp, chế tạo. Một vết xước trên lớp vỏ của chiếc F-22 cũng có thể khiến cho lớp vỏ này mất đi đặc tính hấp thụ sóng radar và qua đó khiến máy bay bị phát hiện bởi hệ thống radar của đối phương, chính vì vậy các kỹ sư phải tuyệt đối không được để lại bất cứ một vế xước đáng kể nào trên lớp vỏ này.

Tất cả các thiết bị trên chiếc chiến đấu cơ F-22 đều được ghi lại tên seri, ngày thay thế và khi các thiết bị này hết hạn sử dụng (thường được tính theo giờ) hoặc bị hỏng hóc thì chúng sẽ được thay mới hoàn toàn. Quá trình bảo dưỡng một chiếc F-22 tùy từng điều kiện có thể kéo dài từ vài ngay tới vài tháng.

Dù quy trình đã có nhưng không phải lúc nào và ở đơn vị nào cũng đảm bảo được quy trình bảo dưỡng dành cho F-22 như vậy. Đây chính là lý do xuất hiện hình ảnh Không quân Mỹ đang phải vận hành những chiếc F-22 hoen rỉ.

F-22 boc lo tren radar ro hon tiem kich the he 4++
Hình ảnh một chiếc F-22 khác thê thảm hơn vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Và đây cũng là tình huống khiến F-22 bị phòng không Syria phát hiện hồi cuối tháng 7/2019 khi bay qua không phận nước này. Đại úy Mark Graff thuộc Bộ chỉ huy Trung tâm Không quân Mỹ nói:

"Phi đội F-22 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các lực lượng liên quân trong suốt quá trình và cả sau khi chiến dịch tấn công các mục tiêu quân sự Syria được cho là có liên quan đến vũ khí hóa học.

Với những tính năng đặc biệt chỉ có ở dòng tiêm kích thế hệ 5, chiến đấu cơ F-22 giúp vô hiệu hóa mối đe dọa với vũ khí và mục tiêu quan trọng của mình, đồng thời yểm trợ từ trên không, bảo vệ cho Mỹ, đồng minh và các đối tác hoạt động dưới mặt đất".

Viên đại úy này cho biết thêm rằng nếu tình trạng thân vỏ được bảo dưỡng đúng quy trình và trong tình trạng tốt nhất, việc phát hiện F-22 bằng radar gần như là điều không thể với phòng không Syria tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, Đại úy Mark Graff cũng như Không quân Mỹ đã không có lời giải thích nào được cho là hợp lý về tình huống tương tự hồi cuối năm 2018 khi hệ thống radar của Syria đã phát chuyến bay của F-22 từ Iraq sang Bắc Syria và ngược lại dù khi đó những chiếc tiêm kích thế hệ 5 này đang trong trạng thái tốt nhất.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm