F-35 lần đầu đi bằng “ngựa thồ” C-17
Thật may là F-35 đã không khiến các tư lệnh Không quân Mỹ “tức chết” khi thực hiện các bài thử nghiệm vận chuyển bằng máy bay vận tải C-17 thành công, không một vết xước.
Tiết lộ sốc về vai trò của Trung Quốc trong chương trình chế tạo F-35 / Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói Mỹ không bàn giao F-35 là "ăp cướp"
Đáng chú ý, theo báo cáo thì để thực hiện thành công dự án này, người ta đã tiêu tốn mất 200.000 USD. Thực ra, trong thiết kế người ta tính toán làm sao để khi cần có thể chuyên chở máy bay tiêm kích bằng máy bay vận tải cỡ lớn đi giao hàng (cho đối tác) hoặc sửa chữa khi cần hoặc bay tới sân bay ở châu lục khác… nhưng với F-35 – chương trình “lắm tài nhiều tật” thì việc này quả là khó khăn và đầy hên xui. Nguồn ảnh: Eglin Air Force Base
Trước đó, đã không ít lần các phiên bản F-35 gặp sự cố khi “kết nối” với phương tiện chở mình. Ví dụ như chương trình F-35B – động cơ của nó nóng tới mức có thể nung chảy mặt boong tàu sân bay trực thăng hay F-35C không tương thích với máy phóng điện từ. Thật may, khi kết hợp với máy bay C-17 lần này, F-35 đã không khiến các tướng lĩnh Mỹ “tức chết”. Nguồn ảnh: Eglin Air Force Base
F-35 là kết quả chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 dùng cho Không quân Mỹ và phục vụ xuất khẩu tới các nước đồng minh NATO. Đơn giá một chiếc từ 90 - 115 triệu USD/chiếc tùy phiên bản. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện có 3 phiên bản chính gồm: F-35A dành cho không quân sẽ bổ sung cùng lực lượng F-22 và thay thế vai trò tấn công mặt đất của A-10; F-35B dành cho Thủy quân Lục chiến sẽ thay thế vai trò của AV-8B; F-35C dành cho hải quân sẽ thay thế cho mẫu F/A-18E/F. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù được kỳ vọng lớn, thế nhưng trong suốt quá trình phát triển, người ta suốt ngày phải lo đi sửa lỗi kỹ thuật ngớ ngẩn trên F-35 khiến nó trở thành chương trình máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nói qua về C-17, đây là máy bay vận tải chiến lược hạng nặng của Không quân Mỹ hiện nay. Dù cho tải trọng của nó chỉ bằng 1/2 dòng C-5 Galaxy, nhưng dần dà C-17 hiện là chủ lực vận tải của Mỹ trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với tải trọng tối đa 77,5 tấn cùng khoang hàng lớn, C-17 có thể chở không chỉ hàng hóa mà còn xe tăng (ít nhất một chiếc M1 Abrams) hoặc 3 xe thiết giáp Stryker hoặc 6 ô tô M1117. Trong ảnh là khẩu pháo PZh 2000 của Đức được chở bằng C-17. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, C-17 còn có thể chở 102 lính dù với đầy đủ trang bị… Nguồn ảnh: Wikipedia
… hoặc cả một bệnh viện cỡ nhỏ với vài chục giường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với 4 động cơ turbofan F117-PW-100, C-17 đạt tốc độ bay tối đa 833km/h, tầm bay 4.482km với tải trọng 71 tấn hoặc tầm cực đại tới 7.900km, trần bay 14.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Theo thông cáo báo chí Bộ tư lệnh Không quân chiến đấu Mỹ, lần đầu tiên máy bay tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II đã được vận chuyển thành công bằng máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster thuộc Phi đoàn hậu cần 96 đóng ở căn cứ Hill, bang Utah. Nguồn ảnh: Eglin Air Force Base