Mỹ sao chép máy bay Liên Xô để tạo ra F-35?
Liên Xô là quốc gia đầu tiên thử nghiệm và chế tạo thành công chiến đấu cơ có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng và nhiều lý do khiến người ta tin rằng, tiêm kích F-35B ít nhiều có "dính dáng" tới công nghệ của Liên Xô trước đây.
Bí ẩn máy bay tấn công không người lái "Thợ săn" Okhotnik-B của Nga / Phi công không quân chiến lược Trung Quốc huấn luyện bằng máy bay gì?
Kiểu phản lực cất cánh thẳng đứng không cần đường băng được Liên Xô phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước và lần đầu tiên được áp dụng trên chiếc Yak-38 của Không quân Liên Xô. Tuy nhiên cơ chế cất-hạ cánh thẳng đứng này chỉ thực sự được hoàn thiện lần đầu tiên trên chiếc Yak-141 được phát triển vào giai đoạn đầu những năm 70. Nguồn ảnh: Aviation.
Cho tới tận năm 1995 nghĩa là sau khi Liên Xô sụp đổ, Lockheed Martin-đối tác cung cấp, sản xuất vũ khí lớn bậc nhất của Không quân Mỹ mới trực tiếp làm việc với Yakovlev - tập đoàn quốc phòng, cha đẻ của chiếc tiêm kích Yak-141 để hợp tác, chia sẻ công nghệ chế tạo máy bay phản lực lên xuống thẳng đứng. Nguồn ảnh: Fas.
Theo những tài liệu được đăng tải trên trang RBTH của Nga thì phía Lockheed đã nhận được rất nhiều ưu ái khi hợp tác quan hệ cùng Yakovlev và thậm chí phía Nga còn cho phép Lockheed Martin tiếp cận với tất cả các tài liệu liên quan trực tiếp đến công nghệ chế tạo, sản xuất máy bay Yak-141 đặc biệt là công nghệ chế tạo động cơ phản lực lên xuống thẳng đứng. Nguồn ảnh: Wiki.
Một thời gian không lâu sau, nguyên mẫu đầu tiên về một chiếc máy bay phản lực có khả năng hạ cánh thẳng đứng một góc 90 độ so với mặt của Mỹ đã được ra đời, đây chính bản nháp thô đầu tiên của chiếc F-35B sau này và nếu nhận xét một cách khách quan thì F-35B có khá nhiều điểm tương đồng so với chiếc Yak-141 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Star.
Tuy nhiên nguyên mẫu này của Mỹ lại bị lược bỏ đi một tính năng khá quan trọng trên chiếc Yak-141 của Liên Xô trước kia đó là nó mất đi khả năng cất cánh thẳng đứng hoàn toàn, thay vào đó lại được thiết kế theo kiểu hạ cánh thẳng đứng và cất cánh được trên đường băng cực ngắn.
Cơ chế hạ cánh thẳng đứng của Yak-141 và F-35B cũng có đôi chút khác biệt. Khác biệt rõ nhất là về hệ thống động cơ được sử dụng để cất cánh thẳng đứng khi Yak-141 sử dụng ba động cơ trong đó có 2 động cơ nâng giúp máy bay có khả năng cất cánh thẳng đứng còn F-35B lại có thiết kế khác hoàn toàn. Nguồn ảnh: F35.
Hệ thống động cơ nâng trên chiếc F-35B lại có phần đơn giản hơn rất nhiều khi nó sử dụng một quạt nâng được đặt phía sau buồng lái phi công được điều khiển thông qua hệ thống phun của động cơ bằng một vòi phun quay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh hệ thống cánh quạt trên lưng chiếc F-35B khi nó hạ cánh thẳng đứng hoặc cất cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Fluit.
Có thể khẳng định chắc chắn, F-35B thực chất không phải là "con đẻ" của Yak-141 nhưng chắc chắn chiếc F-35B của Mỹ là "con nuôi" ra đời sau sự kết hợp chia sẻ công nghệ giữa Lockheed Martin và Yakovlev trong giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Forces.
Thực tế, những máy bay có khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng đã được các chuyên gia quân sự Liên Xô và Nga xác nhận là "không phù hợp" với công nghệ hiện tại và bằng chứng là sau chiếc Yak-141 phía Liên Xô trước đây và Nga đã không hề tạo ra bất cứ loại máy bay mới nào có tính năng tương tự. Có lẽ, với những tai tiếng hiện tại thì chiếc tiêm kích F-35B cũng sẽ là chiếc phản lực cơ cất-hạ cánh thẳng đứng đầu tiên và duy nhất của Mỹ trong một thời gian dài nữa. Nguồn ảnh: Defence.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo