‘Gấu bay’ Tu-142 Nga lại bị F-22 Mỹ giám sát
Không quân Mỹ và Canada vừa phối hợp trong một phi vụ xuất kích nhằm giám sát chặt chẽ biên đội máy bay tuần tra chống ngầm Tu-142 của Hải quân Nga.
Biến thể F-16 của Mỹ chuyên tấn công mặt đất ít người biết / Uy lực của tàu ngầm hạt nhân Mỹ vừa đội băng trồi lên ở Bắc Băng Dương
Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) ngày 10/3 cho biết, hai máy bay tuần tra chống ngầm Tu-142 của Nga hôm 9/3 đã vào khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Alaska
NORAD cho biết thêm, máy bay Nga không xâm phạm không phận của Mỹ và Canada tại thời điểm diễn ra chuyến bay, nhưng vẫn cần đặc biệt quan tâm theo dõi.
Các chuyến bay của phi cơ Tu-142 thuộc Hải quân Nga được thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc sử dụng không phận quốc tế. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các chuyến bay kéo dài khoảng 12 giờ.
"Hai máy bay chống ngầm Tu-142 của Hải quân Nga đã tuân thủ tất cả các quy tắc quốc tế về sử dụng không phận khi thực hiện các chuyến bay theo lịch trình trên vùng trời trung lập của Biển Chukotsk và Biển Beaufort", Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 11/3.
Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng tại một số giai đoạn của chuyến bay, máy bay Nga đã được hộ tống bởi các chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ và CF-18 Hornet của Canada.
Trong quá trình tiếp cận, các máy bay tiêm kích của Mỹ và Canada được báo cáo đã có hành động chuyên nghiệp, họ chỉ hộ tống và theo dõi biên đội phi cơ Nga, không gây bất kỳ căng thẳng nào.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các máy bay tuần tra chống ngầm của Hải quân Nga đã rời khỏi vùng nhận dạng phòng không được NORAD quản lý, các tiêm kích Mỹ và Canada cũng quay về căn cứ.
Cần lưu ý thêm rằng đây là vụ việc thứ hai trong vòng có một tuần, khi biên đội máy bay Tu-142 của Nga được các tiêm kích tàng hình của Không quân NATO hộ tống.
Theo báo cáo, vào hôm 8/3, tiêm kích F-35A của Không quân Na Uy cũng đã chặn 2 máy bay trinh sát hàng hải Tu-142MR và phiên bản tuần tra chống ngầm Tu-142MK của Hải quân Nga.
Đáng chú ý, biên đội Tu-142 được bảo vệ bởi tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31, chúng bay trong không phận quốc tế phía Nam của khu vực gọi là "khoảng trống GIUK" (Greenland - Iceland - Anh).
Sau khi bị tiêm kích F-35 của Na Uy chặn, biên đội chiến đấu cơ Nga đã rút lui, vì vậy nhiệm vụ của Không quân Na Uy được nhận xét là "thành công".
Trong phi vụ hộ tống trên, ngoài tiêm kích F-35A của Không quân Na Uy còn có cả chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh tham gia hỗ trợ.
Trong các phi vụ đánh chặn trước đây, đối tượng bị các chiến đấu cơ NATO kèm sát thường là máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear của Không quân Nga.
Vì vậy trong hai vụ việc vừa qua, khi Bộ Quốc phòng Nga không sử dụng Tu-95 của không quân mà lại huy động biến thể Tu-142 dành cho hải quân được cho là điều khá bất thường
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo