Quốc tế

Giá dầu thế giới giảm do triển vọng nhu cầu yếu

Giá dầu thế giới tuần này giảm 8,8% khi tình hình nguồn cung thắt chặt không còn thu hút được nhiều sự chú ý của giới đầu tư.

Romania kích hoạt hệ thống phòng không gần biên giới Ukraine / Quan chức quân đội Nga khẳng định không có kế hoạch tổng động viên mới

Ảnh minh họa

Theo số liệu của Dow Jones Market Data,giá dầuthế giới tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 6/10, nhưng không đủ đảo ngược đà giảm mạnh trong cả tuần. Khép lại phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11 tăng 48 xu Mỹ, hay 0,6%, lên 82,79 USD/thùng,

Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12 tăng 51 xu Mỹ, hay 0,6% lên 84,58 USD/thùng, nhưng vẫn giảm 8,3% khi tính chung cả tuần.

Kinh tế Mỹ đã tạo thêm 336.000 việc làm mới trong tháng Chín, cao hơn dự đoán trước đó, cho thấy thể trạng tốt của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng số liệu này cũng có thể gây khó khăn cho việc đưa ra quyết định về thời điểm dừng chu kỳ nâng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).

Số liệu việc làm mạnh hơn dự đoán được công bố ngày 6/10 nói trên của Mỹ đã dẫn đến những đồn đoán về khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng mạnh, với lợi suất trái phiếu dài hạn chạm mức cao nhất 16 năm qua. Diễn biến này làm dấy lên những lo ngại về triển vọng kinh tế và nhu cầu dầu.

Ông Han Tan, trưởng bộ phận phân tích thị trường của công ty nghiên cứu thị trường Exinity Group, cho rằng sự giảm giá của dầu trong tuần này đã khiến cho những dự đoán giá dầu tăng lên 100 USD/thùng khó có thể xảy ra. Theo chuyên gia này, giá dầu đã đảo ngược hầu hết mức tăng trong tháng trước, khi thị trường chú ý đến triển vọng nhu cầu ảm đạm trên toàn cầu trước lo ngại về tác động của việc lãi suất tăng kéo dài, nhất là sau số liệu việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp cao hơn dự đoán của Mỹ.

 

Giá dầu đã tăng mạnh trước đó trong năm nay trước những lo ngại về tình trạng thâm hụt nguồn cung ngày càng gia tăng. Triển vọng thiếu hụt nguồn cung dầu còn cao hơn sau khi Saudi Arabia và Nga quyết định kéo dài các kế hoạch cắt giảm nguồn cung đến hết năm nay.

Giá dầu WTI có thời điểm chạm mức 95 USD/thùng trong tuần trước, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2022, còn giá dầu Brent tiến đến gần mức 100 USD/thùng.

Nhưng bước sang tuần này, giá dầu đã giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 2/10, xuống mức thấp nhất trong ba tuần khi đồng USD mạnh và nhà đầu tư tăng cường chốt lời, cũng như mối lo ngại về nguồn cung dầu thô ngày càng cao và áp lực đối với nhu cầu từ môi trường lãi suất cao.

Sau đó, giá dầu lại được hỗ trợ trong phiên 3/10, khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, được dự đoán sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng tại cuộc họp ngày 4/10, qua đó duy trì tình trạng thắt chặt nguồn cung trên thị trường.

Tuy nhiên, giá dầu giảm hai phiên 4-5/10 do số liệu cho thấy nhu cầu xăng yếu đi và bức tranh kinh tế vĩ mô ảm đạm hơn.

 

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 4/10 cho biết lượng xăng thành phẩm, thước đo nhu cầu, đã giảm trong tuần trước xuống khoảng 8 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.

Theo các nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng JP Morgan, mức tiêu thụ xăng của Mỹ ở mức thấp nhất trong 22 năm. Các nhà phân tích cho hay giá nhiên liệu tăng 30% trong quý III/2023 đã dẫn đến nhu cầu giảm 223.000 thùng/ngày. Dự trữ xăng đã tăng khoảng 6,5 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với dự báo tăng 200.000 thùng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm