Sau Leopard, Challenger sẽ là tiêm kích F-16
Quân đội Nga nhận lô xe tăng T-80BVM 'sản xuất mới' đầu tiên? / Nga chật vật chế tạo từng tiêm kích Su-57 trong khi F-35 đủ đơn hàng cho 14 năm
Tiêm kích F-16.
Chung số phận
Nhận định được phi công thử nghiệm hàng đầu của Nga Magomed Tolboyev đưa ra khi nói về tình huống chiến đấu cơ F-16 được các nước phương Tây chuyển cho Không quân Ukraine.
Phi công Nga cho biết, sau khi các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây như Leopard và Challenger không thể giúp Kiev chiếm ưu thế trước lực lượng Nga trên chiến trường, các tướng lĩnh và nhà lãnh đạo Ukraine đang háo hức chờ đợi sự xuất hiện của F-16, vũ khí được coi là nhân tố giúp thay đổi cuộc chơi.
Mặc dù ban đầu chính quyền Mỹ không đồng ý cung cấp những máy bay quân sự này cho Kiev, nhưng vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Biden đã thông báo rằng chính phủ của ông và các đồng minh sẽ đào tạo phi công Ukraine vận hành máy bay F-16 để sẵn sàng cho việc cung cấp tiêm kích này cho Ukraine.
"Ngay cả khi những chiếc F-16 hoạt động tốt như quảng cáo, khả năng đào tạo số lượng phi công chiến đấu giỏi cần thiết của Ukraine vào thời điểm này có vẻ đáng nghi ngờ", phi công Magomed Tolboyev nói.
Trong thời kỳ Xô Viết, người ta phải mất hai năm bay trong một trung đoàn không quân để trở thành phi công hạng ba, trong khi để trở thành phi công hạng nhất phải mất sáu đến tám năm, Tolboyev cho biết thêm.
"Bạn chỉ có thể trở thành một phi công giỏi sau năm thứ tám đào tạo và thực hành", phi công Nga giải thích đồng thời lưu ý rằng Ukraine có kế hoạch đào tạo phi công của họ chỉ trong sáu tháng.
Theo Tolboyev, Ukraine hiện chỉ có một trường bay quân sự ở Kharkov, đơn giản là không đủ để đào tạo đủ phi công cho một lực lượng không quân đầy đủ.
"Ukraine cho rằng việc huấn luyện phi công chỉ là trò trẻ con. Điều này sẽ kết thúc tồi tệ", Tolboyev nhận xét và ám chỉ rằng các phi công Ukraine mới được đào tạo sẽ khó có thể tồn tại lâu trong chiến đấu thực tế khi phải đối đầu với lực lượng chiến đấu Nga.
Những phân tích của ông cũng được lặp lại bởi Thiếu tướng Vladimir Popov, một phi công lái máy bay chiến đấu kỳ cựu của Nga. Ông Popov cho rằng Kiev hiện đang thiếu phi công chiến đấu trầm trọng do tổn thất kéo dài trong cuộc xung đột.
Trong khi chương trình đào tạo phi công quân sự ở Ukraine ngày nay giống như một khóa học cấp tốc vì Kiev dường như muốn cắt giảm mọi khía cạnh có thể để có đủ người vào buồng lái.
Tướng Popov còn cho rằng, giới lãnh đạo quân sự Ukraine có thể bắt đầu coi phi công của họ như "tài sản dùng một lần".
"Một phi công hoàn thành hai hoặc ba lần xuất kích và chỉ thế thôi. Nếu anh ta thiệt mạng, ai quan tâm chứ, miễn là mục tiêu chính – hoặc có lẽ là một hành động chính trị nào đó đã hoàn thành", ông nói.
Theo Popov, các nhà lãnh đạo Ukraine không quan tâm đến việc phi công của họ có thiệt mạng hay bị buộc phải nhảy dù sau một vài nhiệm vụ hay không, mặc dù thái độ nhẫn tâm như vậy dẫn đến sự thiếu hụt rõ rệt tình nguyện viên hoặc thậm chí cả quân nhân nhập ngũ cho lực lượng không quân Ukraine.
Cả Tolboyev và Popov cũng suy đoán rằng việc F-16 đến Ukraine có thể kéo theo sự xuất hiện của các phi công nước ngoài, những người ngoài việc giúp huấn luyện phi công Ukraine, còn có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cho Kiev, hoạt động như lính đánh thuê.
Lực lượng không quân Ukraine đã phải đối mặt với tình trạng thiếu máy bay đủ khả năng bay và phi công có năng lực trong suốt những tháng sau khi xung đột Ukraine leo thang từ tháng 2 năm 2022.
Một số phi công chiến đấu Ukraine cũng đã thiệt mạng trong những vụ tai nạn kinh hoàng.
Ví dụ, một trong những phi công chiến đấu nổi tiếng và được vinh danh nhiều nhất của Ukraine, Andrii Pilshchykov, biệt hiệu Juice, đã thiệt mạng trong một chuyến bay huấn luyện cùng với hai phi công Ukraine khác vào tháng trước khi máy bay của anh va chạm với một máy bay Ukraine khác.
Một vụ tai nạn khác, cũng vào tháng 8, khiến Kiev thiệt hại 6 phi công khi một cặp trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của Ukraine bị rơi khi đang cố gắng hạ cánh.
Vụ tai nạn rõ ràng xảy ra do các phi công của các trực thăng tương ứng đã hoảng sợ trước báo cáo về một máy bay chiến đấu Su-35 của Nga tiến vào khu vực họ đang bay.
Hạ F-16, Nga không cần vũ khí mới
Theo chuyên gia quân sự Mỹ Maya Karlin, chỉ cần hệ thống phòng không S-300, lực lượng Nga cũng đủ sức đánh bại tiêm kích thế hệ 4 F-16 nếu chúng tham chiến tại Ukraine.
Maya Karlin cho biết, các máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây gần đây đã được Đan Mạch và Hà Lan chấp thuận giao cho Ukraine sẽ không thể chống lại hệ thống phòng không của Nga.
"Trên thực tế, những máy bay này chưa bao giờ chạm trán với hệ thống phòng không của Nga trong thực chiến. Hơn nữa, những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 này có thể không vượt qua các hệ thống tiên tiến hơn của Nga như S-300", chuyên gia Mỹ lưu ý.
Một khó khăn nữa theo vị chuyên gia này là các phi công Ukraine vốn đã quen lái MiG-29 của Liên Xô sẽ phải đào tạo lại, do bảng điều khiển trên tiêm kích Mỹ hoàn toàn khác với mẫu Liên Xô.
Cùng chung nhận định với Maya Karlin, Trung tướng Douglas Sims, phụ trách tác chiến tại Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng nói rằng:
"Điều kiện chiến trường chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng tình hình hiện nay ở Ukraine không phù hợp để triển khai tiêm kích F-16".
Tướng Sims chỉ ra rằng quân đội Nga vẫn duy trì ưu thế áp đảo trên bầu trời so với lực lượng vũ trang Ukraine.
"Nga vẫn có năng lực không quân và phòng không đáng gờm. Số lượng tiêm kích F-16 được cung cấp sẽ không thích ứng với những gì đang diễn ra, dù tình hình có thể thay đổi trong tương lai", ông nói.
Giới chuyên gia quân sự phương Tây cũng thừa nhận cán cân sức mạnh trên bầu trời Ukraine vẫn đang nghiêng hẳn về phía Nga.
Ngay cả khi tiếp nhận tiêm kích F-16, không quân Ukraine cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với tiêm kích Su-35S, MiG-31 có khả năng phát hiện và phóng tên lửa diệt mục tiêu từ cách hơn 200 km.
Lưới phòng không dày đặc dưới mặt đất gồm nhiều tầng của Nga cũng có thể đánh chặn F-16 từ trước khi chúng tiếp cận được vị trí khai hỏa.
Clip kho đạn của Ukraine trúng hỏa lực Không quân Nga
End of content
Không có tin nào tiếp theo