Quốc tế

Gia tộc Shinawatra lập đảng mới, sẵn sàng trở lại chính trường Thái Lan

Người thân và đồng minh của hai cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và Yingluck Shinawatra đã thành lập một đảng chính trị mới hôm 7/11 trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào đầu năm tới.

Phát hiện máy bay bí ẩn dưới nước ở ngoài khơi Anh? / Nga muốn đưa ‘thế thân’ con người lên kiểm soát Mặt trăng

Chính quyền quân sự Thái Lan thông báo sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử từ tháng 2 đến tháng 5/2019 sau nhiều lần trì hoãn. Những người ủng hộ quân đội và các lực lượng dân túy do đảng Puea Thai dẫn đầu là hai phe chính bước vào cuộc đua.

Đảng chính trị mới thành lập của gia tộc Shinawatra và đồng minh có tên gọi là Thai Raksa Chart, bao gồm cháu trai, cháu gái, trợ lý thân cận và thế hệ đồng minh chính trị trẻ của ông Thaksin và bà Yingluck. Lãnh đạo đảng này là Preechapol Pongpanich, cựu thành viên quốc hội và đảng Puea Thai.

Reuters dẫn lời nhà khoa học chính trị Yuttaporn Issarachai cho biết đây là chiến lược để đảng Puea Thái giành được nhiều ghế hơn dựa trên hệ thống bầu cử mới. Ngoài ra, đảng mới được xem là "phương án B" nếu đảng Puea Thai bị giải thể.

Hiện Puea Thai đang đối mặt với sự tan rã sau khi chính quyền quân sự ra lệnh cho Ủy ban Bầu cử điều tra xem liệu ông Thaksin còn kiểm soát đảng này hay không.


Bà Yingluck và ông Thaksin tham gia sự kiện giới thiệu sách ở Nhật Bản hôm 29-3. Ảnh: Kyodo News

Bà Yingluck và ông Thaksin tham gia sự kiện giới thiệu sách ở Nhật Bản hôm 29/3. Ảnh: Kyodo News

Các đảng liên quan đến gia tộc Shinawatra thường giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử khoảng một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, hiến pháp mới do chính quyền quân sự ban hành sẽ cắt giảm ghế tại các tỉnh mà gia tộc Shinawatra thống trị trước đây. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của gia tộc này vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở nông thôn Đông Bắc Thái Lan.

Ông Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi năm 2006, kể từ đó sống ở nước ngoài để tránh bị kết án vào năm 2008. Ông bị cáo buộc tham nhũng từ năm 2008 và 2012.

Trong khi đó, bà Yingluck rời khỏi Thái Lan vào tháng 8 năm ngoái trước khi tòa án tuyên bố bà phải chịu trách nhiệm vì sơ suất trong chương trình trợ giá lúa gạo của chính phủ. Bà bị kết án vắng mặt 5 năm tù giam.

Theo Người lao động
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm