Quốc tế

Giải mã hộp sọ khổng lồ bí ẩn, phát hiện loài cá sấu tiền sử dài tới 7m

Một hộp sọ khổng lồ được phát hiện vào thế kỷ 19 từng là một bí ẩn, cho đến khi một nhóm các nhà khoa họctại Đại học Queensland quyết định giải mã nó.

Khoảnh khắc cá sấu cắn chết cá mập bò chỉ bằng một phát ngoạm / Cận cảnh trăn khổng lồ siết chết rồi xơi tái cá sấu nước ngọt

Một loài cá sấu khổng lồ thời tiền sử từng thống trị các tuyến đường thủy của Australia vừa được các nhà nghiên cứu ghi nhận.

Được đặt biệt danh là "Chúa sông", con quái vật khổng lồ sống cách đây từ hai đến năm triệu năm và được cho là dài khoảng 7m.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các học giả tại Đại học Queensland (UQ), những người đã phân tích một phần hộp sọ được khai quật ở Darling Downs vào thế kỷ 19..

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Jorgo Ristevski, từ Trường Khoa học Sinh học của UQ đã dẫn đầu cuộc nghiên cứu và đặt tên cho loài cá sấu đáng sợ này là Gunggamarandu maunala.

Các nhà nghiên cứu ước tính cá sấu khổng lồ tiền sử có cái đầu dài ít nhất 80cm.

Các nhà nghiên cứu ước tính cá sấu khổng lồ tiền sử có cái đầu dài ít nhất 80cm.

“Đây là một trong những loài cá sấu lớn nhất từng có ở Úc. Hiện tại, rất khó để ước tính kích thước tổng thể chính xác của Gunggamarandu vì tất cả những gì chúng tôi có là phần sau của hộp sọ của nó, nhưng nó rất lớn", ông Ristevski nói.

“Chúng tôi ước tính toàn bộ hộp sọ sẽ dài ít nhất 80cm, và dựa trên so sánh với cá sấu hiện đại, nó cho thấy tổng chiều dài cơ thể Gunggamarandu có thể khoảng 7m", ông Ristevski nói thêm.

Kích thước của "Chúa sông" sẽ khiến loài bò sát này ngang hàng với loài cá sấu nước mặn lớn nhất Ấn Độ - Thái Bình Dương (Crocodylus porosus) vốn nổi tiếng đáng sợ vì kích thước của chúng.

Bí ẩn bao quanh danh tính của hộp sọ khổng lồ đã khiến nghiên cứu sinh tiến sĩ Steve Salisbury "đau đầu" muốn khám phá từ những năm 1990 nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu cho đến tận bây giờ.

“Tôi biết nó là một điều bất thường và có khả năng rất quan trọng, nhưng tôi không có thời gian để nghiên cứu chi tiết", tiến sĩ Salisbury nói.

 

Theo vị tiến sĩ, cái tên Gunggamarandu mà nhóm nghiên cứu đặt cho con cá sấu tiền sử có nghĩa là "Chúa sông".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm