Quốc tế

Giữa căng thẳng Ukraine, một nước EU tuyên bố đánh chặn 2 máy bay Nga mang vũ khí hạt nhân

Theo TV4 Nyheterna, chính phủ Thụy Điển đã triệu tập các quan chức Nga để yêu cầu giải trình về hành động gây hấn.

Trung Quốc tính chuyện phóng vũ khí hạt nhân từ tàu cao tốc: Khả thi hay "viễn tưởng"? / Lạm phát ở châu Âu tăng nóng, tiếp tục chạm mức kỷ lục

Máy bay Nga mang vũ khí hạt nhân xâm phạm Thụy Điển?

Tờ EurAsian Times dẫn thông tin từ kênh tin tức Thụy Điển TV4 Nyheterna cho hay, 2 máy bay Nga xâm phạm không phận Thụy Điển ngày 2/3 được trang bị vũ khí hạt nhân, và đó là một hành động có chủ đích của phía Nga nhằm khiến Thụy Điển lo sợ.


Thông tin trên mới được công bố ngày 31/3, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga-Ukraine vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo kênh tin tức này, tổng cộng 4 máy bay Nga đã cất cánh từ căn cứ không quân Nga ở Kaliningrad. Chúng bao gồm 2 máy bay ném bom Su-24, được hộ tống bởi 2 máy bay chiến đấu Su-27.

Giữa căng thẳng Ukraine, một nước EU tuyên bố đánh chặn 2 máy bay Nga mang vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Máy bay ném bom Su-24 của Nga (Ảnh: Wiki)

TV4 Nyheterna cáo buộc các máy bay ném bom Nga đã được trang bị vũ khí hạt nhân, đồng thời cho biết chính phủ Thụy Điển đã xác nhận thông tin đó, thậm chí triệu tập các quan chức Nga để yêu cầu giải trình về hành động gây hấn.

Klara Hook, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Thụy Điển cho biết: "Đã có những thủ tục được đặt ra dành cho những vấn đề như vậy, trong đó bao gồm việc triệu tập đại diện của quốc gia chịu trách nhiệm về vi phạm lên Bộ Ngoại giao".

Hành động vi phạm không phận Thụy Điển của máy bay Nga kéo dài khoảng 1 phút. Lực lượng Không quân Thụy Điển đã điều động hai máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen xuất kích ngăn chặn và chụp ảnh các máy bay xâm nhập.

Giữa căng thẳng Ukraine, một nước EU tuyên bố đánh chặn 2 máy bay Nga mang vũ khí hạt nhân - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen của Thụy Điển. Ảnh: EurAsian Times

"Đây là một tín hiệu gửi đến Thụy Điển rằng Nga có vũ khí hạt nhân và có thể sẽ cân nhắc sử dụng chúng" - Chuyên gia chiến lược - quân sự Stefan Ring nói với TV4 Nyheterna.

 

"Chúng tôi đánh giá đó là một hành động có tính toán. Điều này rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi Nga là một quốc gia đang tham chiến" - Tư lệnh Không quân Thụy Điển Carl-Johan Edström nói - "Tôi không thể loại trừ khả năng đã có sự điều hướng không chính xác, nhưng mọi thứ đều chỉ ra rằng đó là một hành động có chủ ý".

Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận nào trước thông tin này.

Căng thẳng Nga-Thụy Điển

Thụy Điển hôm 23/3 cho biết nước này sẽ cung cấp cho Ukraine 5.000 tên lửa chống tăng và các thiết bị quân sự khác. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1939, chính phủ Thụy Điển cung cấp vũ khí cho một quốc gia đang có chiến tranh.

Mặc dù Thụy Điển chưa bao giờ là thành viên của NATO nhưng giờ đây đang có những cuộc thảo luận về vấn đề này trong bối cảnh Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.

 

Maria Zakharova, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, đã cảnh báo rằng việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO sẽ gây ra "những hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng".

Trong những năm 1990, Thụy Điển và Phần Lan có xu hướng giữ thái độ trung lập về mặt chính trị nhưng sau đó hai nước đã gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 1995. Điều này một phần là do chính sách không liên kết quân sự của họ.

Trong bối cảnh phương Tây cáo buộc Nga ngày càng gia tăng gây hấn trong những năm gần đây, đã dấy lên những suy đoán về việc Thụy Điển và Phần Lan có thể gia nhập NATO.

Đảo Gotland ở Biển Baltic, nơi thường xuyên nằm trong số các mục tiêu của hoạt động quân sự Nga, là một điểm tranh chấp giữa Thụy Điển và Nga.

Theo một cuộc thăm dò gần đây, hiện có 51% người Thụy Điển ủng hộ nước này giữ tư cách thành viên NATO, tăng từ 42% hồi tháng Giêng. Số người phản đối việc tham gia giảm từ 37% xuống 27%. Đây là lần đầu tiên một cuộc thăm dò như vậy mang lại một kết quả thuận lợi.

 

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist nhấn mạnh rằng việc gia nhập NATO không phải là quyết định dễ thực hiện và không nên vội vàng khi chỉ dựa vào các sự kiện gần đây.

"Thay đổi học thuyết quốc phòng, đó là một quyết định rất lớn, vì vậy bạn không thể làm điều đó trong một sớm một chiều và không thể làm điều đó vì các cuộc thăm dò dư luận" - Ông Hultqvist nói trong một cuộc họp báo ở Copenhagen.

Về phần mình, Thủ tướng Thụy Điển đã sớm tuyên bố rằng bà không còn loại bỏ tư cách thành viên NATO, báo hiệu một sự thay đổi trong lập trường của chính phủ hiện tại vốn trước đây đã phủ nhận khả năng này.

Phát biểu trên đài truyền hình nhà nước SVT của Thụy Điển, bà Magdalena Andersson nói: "Tôi không loại trừ tư cách thành viên Nato, nhưng tôi muốn thực hiện một phân tích có cơ sở về những khả năng có thể mở ra cho chúng tôi, cũng như các mối đe dọa và rủi ro liên quan, để có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho Thụy Điển".

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm