Giữa căng thẳng với Washington, Iran mang... tiêm kích Mỹ ra 'khoe'
Dàn tiêm kích Mỹ hiện đang phục vụ trong biên chế của Không quân Hồi giáo Iran được coi là dàn vũ khí lợi hại nhất mà không quân nước này đang có trong tay.
Tiêm kích huyền thoại của Mỹ bất ngờ tung cánh trở lại trên đất Đức / Nga sắp trang bị tên lửa chống hạm tiên tiến cho tiêm kích Su-57
Trước khi Cách mạng Hồi giáo 1979 diễn ra ở Iran, quốc gia này đồng minh thân thiết của Mỹ ở Trung Đông và đã đặt mua cùng lúc 80 chiến đấu cơ F-14 Tomcat cùng với các tên lửa không đối không Phoenix. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay sau khi cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran diễn ra, Mỹ đã dừng bán các tiêm kích Tomcat cho nước này nhưng chỉ kịp chặn lại... 1 chiếc, 79 chiếc còn lại đã nằm trong tay Iran và tới nay nước này vẫn còn khoảng hơn 40 chiếc bay tốt. Nguồn ảnh: Sina.
Trước việc căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang tăng cao, Iran vừa mang dàn... vũ khí Mỹ này ra "khoe" như một cách nâng cao tinh thần chiến đấu của người dân nước này và nhằm gửi tới một thông điệp khẳng định rằng Iran hoàn toàn có đủ sức mạnh không quân để đối chọi lại với Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Các chiến đấu cơ F-14 của Iran dù tới nay có thể được coi là lỗi thời, tuy nhiên với lợi thế sân nhà, các máy bay của Mỹ chắc chắn sẽ phải dè chừng trước việc bị các tiêm kích của Iran đánh úp bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản, F-14 của Iran hiện tại không còn quá hiện đại khi phải đối đầu với các máy bay thế hệ năm đang có trong tay Mỹ. Tuy nhiên các chiến đấu cơ này chắc chắn có thể làm tốt vai trò "mồi nhử" khi đối đầu với các máy bay thế hệ năm. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, trong trường hợp các máy bay thế hệ năm của Mỹ tiếp cận với F-14 ở khoảng cách giao tranh hoặc gần hơn, việc tham chiến là điều chắc chắn sẽ xảy ra và khi này, các chiến đấu cơ thế hệ năm của Mỹ sẽ phải mở khoang vũ khí - đồng nghĩa với việc bị mất khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay khi các tiêm kích thế hệ năm của Mỹ mất khả năng tàng hình, hệ thống phòng không dày đặc và hiện đại của Iran sẽ "đánh hội đồng". Chiến thuật này đặc biệt hiệu quả khi tận dụng được toàn bộ hệ thống phòng không của Iran vào việc ngăn chặn Mỹ chiếm quyền kiểm soát trên không. Nguồn ảnh: Sina.
Sức mạnh phòng không của Iran có lẽ là điều không cần phải bàn cãi, nhất là sau khi lực lượng phòng không nước này bắn hạ "trọn vẹn" một máy bay không người lái của Mỹ ở độ cao 19.000 mét - cao gấp đôi độ cao của máy bay thông thường và không hề nhầm mục tiêu dù một chiếc máy bay trinh sát khác của Mỹ cũng đang bay sát cạnh. Nguồn ảnh: Sina.
Có thể thấy, đòn "nắn gân" của lực lượng phòng không Iran đã khiến Không quân Mỹ có phần "lấn cấn" khi không dám đánh giá thấp đối thủ. Nguồn ảnh: Sina.
Như vậy, có thể thấy với lực lượng Không quân và phòng không hiện đại, Iran hoàn toàn có thể khiến Mỹ gặp muôn vàn khó khăn khi lực lượng này muốn chiếm được ưu thế trên không một cách tuyệt đốt. Với phong cách chiến đấu của Mỹ, khi chưa có ưu thế tuyệt đối trên không, chắc chắn sẽ chưa có một cuộc tấn công trên bộ nào diễn ra và người Iran muốn giữ đất của mình, trước hết phải giữ cho bầu trời sạch bóng máy bay Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Cực kỳ quý hiểm - đó là cách mô tả ngắn gọn khi nhắc tới dàn tiêm kích F-14A Tomcat mà Iran hiện đang có trong tay. Đây là dàn tiêm kích được Mỹ sản xuất chính hiệu và được Iran mua lại theo đường chính ngạch trước khi nước này trở thành quốc gia hồi giáo và bị Mỹ cấm vận đủ đường. Nguồn ảnh: Sina.