Giữa chiến sự Ukraine nóng bỏng, tên lửa Iskander Nga gửi "tín hiệu đặc biệt" tới châu Âu
NÓNG: Nổ lớn ở thành phố Nga sát biên giới Ukraine / VZ: Quân đội Nga vừa "triệt đường sống" loạt khí tài Ukraine sắp nhận từ Phương Tây - Vì sao?
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã nhiều lần thông tin về việc sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật (OTRK) Iskander, để phá hủy cơ sở hạ tầng của Quân đội Ukraine.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, theo phân loại của NATO là SS-26 Stone, được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công nhanh, nhằm vào các mục tiêu quy mô nhỏ và đặc biệt quan trọng, nằm sâu trong đội hình tác chiến của đối phương.
Chuyên gia quân sự Nga, Thiếu tướng về hưu Leonid Artemyev nói với tờ Gazeta.Ru: "Là một phần của Lực lượng Vũ trang, Quân đội Nga có 13 lữ đoàn tên lửa được trang bị Iskander OTRK; cùng một tiểu đoàn Iskander độc lập, của Trung tâm thử nghiệm Chiến đấu số 60, tại trường bắn Kapustin Yar.
Theo số liệu chính thức, tổng số bệ phóng tên lửa Iskander phiên bản M (phiên bản hiện đại hóa) là hơn 150 đơn vị; số lượng tổ hợp "K" có thể phóng tên lửa hành trình, vẫn chưa được biết chắc chắn".
Ông Artemyev cũng cho biết thêm, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, là một tổ hợp bao gồm một số phương tiện cho các mục đích khác nhau. Ngoài bệ phóng tự hành 9P78-1, hệ thống bao gồm một xe tải đạn 9T250 với hai tên lửa bổ sung.
Hệ thống được trang bị một xe chỉ huy 9S552, có trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến ở khoảng cách lên đến 350 km; một xe bảo đảm kỹ thuật và bảo dưỡng (MRTO); một xe đo tọa độ (PPI) và bảo đảm khí tượng, cung cấp tọa độ của trận địa và mục tiêu, cũng như các điều kiện phóng cho tên lửa.
Cấu hình của một tổ hợp tên lửa Iskander (phiên bản M và phiên bản K).
Khả năng cơ động khi di chuyển của tổ hợp Iskander, được cung cấp bởi khung gầm việt dã bốn trục MZKT-7930 "Astrolog" do Belarus sản xuất; các xe công tác khác sử dụng khung gầm xe KamAZ.
Tất cả các nền tảng khung gầm này, cho phép phương tiện di chuyển trên đường cao tốc với tốc độ tối đa là 70 km/ h, trên đường đất là 40 km / h.
Do bệ phóng đa năng OTRK Iskander-M có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau. Loại tên lửa 9M723 có tầm bắn lên tới 500 km; điều đặc biệt của tên lửa này, đó là đường bay không giống với tên lửa đạn đạo thông thường, mà là được điều khiển trên toàn hành trình.
Tổ hợp OTRK Iskander-M, cũng có thể sử dụng tên lửa hành trình 9M728 với tầm bắn đến 1.000 km. Đây đã trở thành lý do, để Mỹ chấm dứt Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Hiệp ước INF), vào tháng 8/2019.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, tầm bắn của tên lửa 9M728, đã vượt quá giới hạn dưới 500 km, mà Hiệp ước INF quy định. Các tuyên bố lần đầu tiên được lên tiếng vào năm 2014, dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Các chuyên gia Lầu Năm Góc tin rằng, tầm bắn chính thức của tên lửa hành trình 9M728, đã bị đánh giá thấp "một cách hư cấu"; nhằm che giấu việc vi phạm Hiệp ước INF và tầm bắn thực của tên lửa là 2.000-2.600 km.
Bà Andrea L. Thompson, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên trách Kiểm soát vũ khí và An ninh Quốc tế, đã đưa ra yêu cầu với Điện Kremlin từ năm 2018; tuy nhiên Matxcơva kiên quyết phủ nhận các cáo buộc và đồng thời lưu ý rằng, Washington đã không cung cấp được bằng chứng.
Tên lửa Iskander khai hỏa
Chuyên gia quân sự Boris Dzherelievsky nói với tờ Gazeta.Ru: "Trong các đoạn video mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga, người ta đã thấy được hoạt động của tổ hợp Iskander với tên lửa 9M723, có khả năng mang loại đầu đạn nhiệt áp.
Điểm đặc biệt là đường bay của tên lửa 9M723 không theo một quỹ đạo nhất định, mà thực hiện cơ động lắt léo, thay đổi quỹ đạo bay liên tục; làm cho các vũ khí đánh chặn, khó có thể đáp trả"; hết lời dẫn.
Theo quan điểm của Thiếu tướng Artemiev, bằng cách chứng minh hiệu quả của tên lửa Iskanders trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga đã gửi "một tín hiệu" tới phương Tây rằng, "bất kỳ mục tiêu quân sự nào trên lãnh thổ của họ, đều nằm trong tầm bắn của Iskander".
"Trước hết, đây là một tín hiệu không phải giành riêng cho Ukraine, NATO nói chung hay Mỹ, mà cụ thể là cho châu Âu. Nên nhớ tên lửa Iskander là không thể đánh chặn; ngoài hiệu suất chiến đấu cao, Iskander còn có tác dụng tâm lý đối với kẻ thù tiềm tàng";
Ví dụ, một tên lửa thông thường của tổ hợp này từ vùng Kaliningrad sẽ bắn tới Vilnius, Riga và Tallinn (thủ đô của 3 quốc gia khu vực Baltic), hay có thể bắn tới Warsaw hoặc các vùng ngoại ô của Berlin hoặc Stockholm;
Nhưng đó là với loại tên lửa có tầm bắn chỉ trong phạm vi 500 km. Và nếu cần thiết, toàn bộ châu Âu sẽ nằm trong tầm bắn của Iskander; Thiếu tướng Artemiev kết luận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo