Quốc tế

Nga chịu trừng phạt chưa từng có tiền lệ, tại sao đồng Rúp lại "phản kích" thành công?

Sau tuyên bố các giao dịch mua khí đốt Nga phải thanh toán bằng đồng Rúp của Tổng thống Putin vào ngày 23/3, tỷ giá đồng Rúp so với USD đã tăng lên mức cao nhất trong vòng ba tuần.

Báo Mỹ: Chuyên gia "tưởng Nga sẽ chiếm Kiev trong vài ngày", điều bất ngờ gì đã xảy ra? / Toàn cảnh chiến sự trưa 4/4: Tên lửa bắn trúng loạt mục tiêu Ukraine - Mariupol nóng rực

Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 3/4 đưa tin, sau đợt lao dốc ngắn hạn, tỷ giá đồng Rúp của Nga so với USD đã trở lại mức trước khi các nước phương Tây tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ.

Các nhà phân tích cho rằng, trong tình hình địa chính trị phức tạp, giá trị của đồng Rúp có thể đảo chiều trong thời gian tương đối ngắn, chủ yếu do ba yếu tố:

Đầu tiên, chính phủ Nga đã triển khai một số biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính trong nước.


Trước các lệnh trừng phạt tài chính ngày càng leo thang từ Mỹ và các nước phương Tây, Ngân hàng Trung ương Nga đã thực hiện một loạt các biện pháp đối phó, bao gồm:

- Nâng lãi suất cơ bản lên mức 20%;

- Hạn chế gửi ngoại tệ cá nhân và rút tiền từ tài khoản;

- Buộc các công ty phải bán phần lớn dự trữ ngoại hối;

- Tạm thời cấm những người không cư trú tại Nga rút tiền mặt là các loại ngoại tệ chính như USD;

- Đình chỉ các đại lý chứng khoán chấp nhận nhà đầu tư nước ngoài bán chứng khoán Nga…

Nhà phân tích tài chính Nga Oleg Serovatkin nhận định rằng, một loạt biện pháp của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ giúp giảm nhu cầu ngoại hối trên thị trường Nga và hạn chế dòng tiền chảy ra nước ngoài, giúp giảm áp lực lên giá của đồng Rúp.

Thứ hai, đàm phán Nga - Ukraine đã đạt được những tiến triển tích cực.

Ngày 29/3, Nga và Ukraine đã tổ chức một vòng đàm phán trực tiếp mới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Phía Nga hứa sẽ giảm đáng kể các hoạt động quân sự gần thủ đô Kyiv và Chernihiv của Ukraine. Phía Ukraine đề xuất lập trường trung lập đổi lấy việc đảm bảo an ninh từ các cường quốc.

Sau vòng đàm phán lần này, giá trị đồng Rúp lại tăng mạnh. Hôm đó, lần đầu tiên kể từ ngày 25/2, tỷ giá USD so với Rúp đã giảm xuống dưới mức 1 USD đổi 83 Rúp.

Nga chịu trừng phạt chưa từng có tiền lệ, tại sao đồng Rúp lại phản kích thành công? - Ảnh 1.

Ngày 29/3, vòng đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine đã diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: Tân Hoa xã.

Georgy Ostapkovich - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thị trường thuộc Viện Thống kê và Kinh tế của Đại học Kinh tế HSE (Nga) - cho rằng, sự bất ổn địa chính trị cực lớn và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã gây áp lực khiến đồng Rúp mất giá. Nhưng tiến triển tích cực trong đàm phán giữa Nga và Ukraine có lợi cho việc xoa dịu xung đột và ổn định tình hình, từ đó thúc đẩy sự ổn định và tăng giá đồng Rúp.

Thứ ba, Nga ban hành sắc lệnh thanh toán bằng đồng Rúp cho giao dịch khí đốt tự nhiên.

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, khi Nga cung cấp khí đốt tự nhiên cho các quốc gia và khu vực "không thân thiện" như các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nga sẽ yêu cầu thanh toán bằng đồng Rúp. Sau khi tuyên bố được đưa ra, ngay trong ngày hôm đó, tỷ giá hối đoái của đồng Rúp so với USD đã tăng lên mức cao nhất trong vòng ba tuần.

Ngày 31/3, ông Putin đã ký sắc lệnh tổng thống liên quan và các quy định mới có hiệu lực kể từ ngày 1/4.

Nga chịu trừng phạt chưa từng có tiền lệ, tại sao đồng Rúp lại phản kích thành công? - Ảnh 2.

Đồng Rúp tiền giấy và tiền xu của Nga. Ảnh: Tân Hoa xã

 

Marcel Salikhov - Chủ tịch Viện Năng lượng và Tài chính Nga - nói rằng, việc sử dụng đồng Rúp để thanh toán có thể giảm chi phí giao dịch cho Nga, giữ nguồn thu ở lại Nga và giảm nguy cơ bán khống đồng Rúp trên thị trường quốc tế.

Igor Yushkov, nhà phân tích cao cấp của Quỹ An ninh năng lượng quốc gia Nga, chuyên gia tại Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga - cho rằng, châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga và việc sử dụng đồng Rúp để thanh toán giao dịch khí đốt tự nhiên sẽ thúc đẩy nhu cầu quốc tế đối với đồng Rúp.

Theo ông Yushkov, trong tương lai, xuất khẩu dầu mỏ, kim loại và các mặt hàng chính khác của Nga cũng có thể được tính bằng đồng Rúp. Khi đó, giá trị đồng Rúp và hệ thống thanh toán thương mại quốc tế có thể phải tái cơ cấu.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm