Giữa xung đột, nông dân Ukraine mở triển lãm bán xe quân sự quy mô lớn: Ngọn nguồn ra sao?
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine: Nga chỉ có thể chiếm được sỏi đá, không thể chiếm Mariupol! / Những hình ảnh mới nhất từ chảo lửa Mariupol, Ukraine: Hậu quả khủng khiếp
Gần đây, người dùng Twitter lan truyền rộng rãi bức ảnh về quân sự và mô tả đây là hình ảnh "nông dân Ukraine mở triển lãm bán quân sự".
@Sputnik_Not nói rằng bức ảnh chụp buổi triển lãm của nông dân Ukraine.
Tuy nhiên, theo The Paper (Trung Quốc), thông qua công cụ tìm kiếm ảnh Tineye, kết quả lại hiển thị, bức ảnh đầu tiên xuất hiện vào năm 2015 và khung cảnh trong bức ảnh là buổi khai trương Công viên Yêu nước ở Nga.
Hình ảnh gốc được Tân Hoa Xã đăng tải từ năm 2015.
Như vậy, qua so sánh có thể thấy hình ảnh mà các tài khoản Twitter chia sẻ được lấy từ các hình ảnh trong báo cáo gốc của Tân Hoa Xã.
Người dùng Twitter đầu tiên đăng tin này là ai?
Sau khi xác minh, @Sputnik_Not là tài khoản đầu tiên đăng tải hình ảnh triển lãm quân sự kèm chú thích đó là "Nông dân Ukraine tổ chức triển lãm". Tính đến ngày 30/3, dòng tweet đã có hơn 53.000 lượt thích. Nhưng tài khoản này thực chất không phải là tài khoản của hãng thông tấn Sputnik, trực thuộc chính phủ Nga, mà là một tài khoản giả mạo.
Hình ảnh đại diện của tài khoản @Sputnik_Not cũng được bắt chước thiết kế của hãng thông tấn Sputnik.
Tài khoản Sputnik thật (bên trái) và tài khoản Sputnik giả mạo
Ngoài ra, ở phần giới thiệu trong hồ sơ cá nhân, @Sputnik_Not mô tả bản thân là "hãng thông tấn Sputnik duy nhất được phê chuẩn ở châu Âu". Tuy nhiên, nghịch lý là mới đây EU đã áp đặt lệnh trừng phạt với nhiều phương tiện truyền thông Nga. Theo Bloomberg, giới chức EU coi Sputnik và Russia Today là "công cụ tuyên truyền" của Moscow trong xung đột Ukraine. Hiện tại, hai cơ quan truyền thông nhà nước nói trên của Nga đã bị cấm hoạt động trong EU.
Kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, thường xuyên xuất hiện những tin đồn liên quan đến "người dân Ukraine thu giữ thiết bị quân sự của Nga", ví dụ Dân Ukraine nhặt được xe tăng Nga và rao bán trên mạng với giá cao ngất. Do đó, có thể thấy, dòng tweet "nông dân Ukraine mở triển lãm bán xe tăng" được lan truyền trên nền tảng mạng xã hội Twitter là chưa chính xác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo